xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 tại Hà Nội: Kỳ vọng thiết thực và đột phá

HOÀNG PHƯƠNG

Dư luận mong Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên để khuyến khích Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa

Ngày đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 diễn ra tại Hà Nội hôm 27-2 giữa lúc cộng đồng quốc tế đặt nhiều kỳ vọng vào kết quả thiết thực và đột phá khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un gặp nhau.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 tại Hà Nội: Kỳ vọng thiết thực và đột phá - Ảnh 1.

Người dân Seoul - Hàn Quốc theo dõi thông tin về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 tại Việt Nam Ảnh: REUTERS

Cả hai nhà lãnh đạo có thể đối mặt với không ít sức ép trong việc nhất trí về những biện pháp cụ thể tại cuộc gặp mới nhất này sau khi hội nghị lần đầu ở Singapore năm ngoái không dẫn đến kết quả thực chất về cách thức dỡ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Theo Reuters, nhiều nhà phân tích tin rằng Triều Tiên sẽ không cam kết tiến hành giải giới hạt nhân mạnh mẽ trừ khi các biện pháp trừng phạt kinh tế do Mỹ dẫn đầu được nới lỏng.

Trước thềm cuộc gặp, ông chủ Nhà Trắng đã nêu triển vọng nới lỏng trừng phạt nếu Triều Tiên làm điều gì đó "có ý nghĩa". Không những thế, ông Trump cũng cho thấy một lập trường linh hoạt hơn khi tuyên bố ông không vội trong tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

Reuters dẫn lời giới chức Mỹ và Hàn Quốc cho biết Washington và Bình Nhưỡng đã thảo luận về những biện pháp phi hạt nhân hóa cụ thể và có thể kiểm chứng, như cho phép thanh sát viên giám sát việc dỡ bỏ lò phản ứng hạt nhân Yongbyon của Tiều Tiên. Đổi lại là những nhượng bộ khả dĩ từ phía Mỹ, như mở văn phòng liên lạc và tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Ông Harry J. Kazianis, chuyên gia tại Trung tâm Vì lợi ích quốc gia (Mỹ), nhận định một tuyên bố như thế có thể là thắng lợi cho cả hai bên.

Chưa hết, ông Trump còn có thể gây ngạc nhiên với những quyết định ngoài dự kiến. Còn nhớ tại cuối Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần đầu tiên, nhà lãnh đạo này khiến giới chức Mỹ và Hàn Quốc sửng sốt với tuyên bố hoãn các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn. Lần này, theo báo The Guardian (Anh), cú sốc tương tự có thể đến nếu ông Trump đồng ý giảm bớt quân số lực lượng Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc như là một phần những nhượng bộ đối với Triều Tiên.

Dù vậy, không nhiều người chờ đợi một kịch bản bất ngờ như thế. Thay vào đó, dư luận mong ông Trump chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên để khuyến khích Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa. Trước thềm hội nghị, 19 nghị sĩ Đảng Dân chủ ở Mỹ hôm 26-2 đã kêu gọi chính thức chấm dứt cuộc chiến này. Theo hãng tin UPI (Mỹ), nhóm nghị sĩ này đã đưa ra một nghị quyết yêu cầu chính quyền Tổng thống Trump cung cấp "một lộ trình rõ ràng để đạt được giải pháp hòa bình cuối cùng".

Trong khi đó, ông Kim Eui-kyeom, người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, hôm 27-2 nhận định bất kỳ sự nhượng bộ nào mà hai nhà lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên có thể đưa ra tại hội nghị đều sẽ có ý nghĩa quan trọng vì điều đó có nghĩa là sẽ có tiến triển hơn nữa trong việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên. "Không thể nói rằng một thỏa thuận nhỏ có nghĩa là thất bại và chỉ một thỏa thuận lớn mới là thành công" - ông Kim Eui-kyeom nhấn mạnh với hãng tin Yonhap.

Cùng ngày, theo hãng tin Kyodo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga bày tỏ hy vọng hội nghị sẽ tạo đột phá trong giải quyết vấn đề công dân Nhật bị Triều Tiên bắt cóc trước đây cũng như việc dỡ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 26-2 cũng bày tỏ hy vọng hội nghị sẽ đạt được những tiến triển tích cực.

Cũng với thái độ lạc quan như thế, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 26-2 bày tỏ hy vọng hội nghị diễn ra thành công với việc Mỹ và Triều Tiên tiếp tục đạt nhiều tiến triển hơn nữa về vấn đề phi hạt nhân hóa.

Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng hy vọng hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên nhất trí về những bước đi cụ thể hướng tới phi hạt nhân hóa hòa bình, bền vững, hoàn toàn và có thể kiểm chứng được trên bán đảo Triều Tiên. 

Sẽ có tuyên bố chấm dứt chiến tranh?

Mỹ và Triều Tiên được cho là đang xem xét ý tưởng về một tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 được đưa ra tại hội nghị trong nỗ lực khép lại sự thù địch kéo dài nhiều thập kỷ qua. Theo Yonhap, cuộc chiến này chỉ mới chấm dứt bằng một thỏa thuận đình chiến được ký kết bởi lực lượng Liên Hiệp Quốc do Mỹ dẫn đầu (tham chiến cùng quân đội Hàn Quốc), Triều Tiên và Trung Quốc. Vì thế, về lý thuyết, Mỹ và Triều Tiên vẫn còn trong tình trạng chiến tranh.

Tuy nhiên, ông Kim Eui-kyeom nhận định một tuyên bố như thế giữa Washington và Bình Nhưỡng có thể đủ làm hài lòng các bên bởi Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc từ lâu không còn là đối thủ do đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ nhiều thập kỷ trước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo