xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu?

Thế Dũng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 đối với nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 đến ngày 31-12-2023 trình Quốc hội xem xét

Ngày 14-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khai mạc phiên họp thứ 10.

Nhiều kết quả quan trọng

Trong ngày đầu tiên, UBTVQH đã cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017 của QH về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42).

Tại phiên họp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 42 đạt kết quả quan trọng. Cụ thể, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý, kiểm soát và tỉ lệ nợ xấu nội bảng được duy trì ở mức dưới 2%.

Lũy kế từ ngày 15-8-2017 đến 31-12-2021 toàn hệ thống đã xử lý được 380.200 tỉ đồng xác định theo Nghị quyết số 42; tổng nợ xấu chưa xử lý đến ngày 31-12-2021 là 412.700 tỉ đồng (giảm 17,21% so với thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực - ngày 15-8-2017). Chính phủ cũng đã kiến nghị, đề xuất QH ban hành Luật Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên cơ sở kế thừa, bổ sung và hoàn thiện các quy định của Nghị quyết 42 nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, bền vững cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu? - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp ngày 14-4 Ảnh: DOÃN TẤN

Tuy nhiên, việc nghiên cứu ban hành luật cần nhiều thời gian, trong khi Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 15-8-2022. NHNN cùng Chính phủ tha thiết mong kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết 42 đến tháng 8-2024. NHNN sẽ cố gắng hết sức để xây dựng luật về xử lý nợ xấu nhanh nhất có thể. Vì một luật hoặc những quy định luật hóa thường kéo dài từ 2 đến 3 kỳ họp Quốc hội.

Thẩm tra dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42 (nghị quyết gia hạn), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế tán thành kéo dài trong 2 năm.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính cấp thiết, khả thi, đề nghị cân nhắc xem xét sửa đổi, bổ sung đối với 2 nội dung. Một là, bổ sung phạm vi áp dụng là các khoản nợ được hình thành sau ngày 15-8-2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết 42 có hiệu lực. Hai là, bổ sung đối tượng áp dụng các cơ chế xử lý nợ xấu tại Nghị quyết 42 là Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC), trực thuộc Bộ Tài chính, tương tự như Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam (VAMC).

Ngoài ra, có ý kiến đề nghị quan tâm hơn đến chính sách đa dạng hóa các đối tượng tham gia trực tiếp vào công tác xử lý nợ xấu, chính sách quy định về giao dịch nợ xấu, chứng khoán hóa nợ xấu cũng như các dịch vụ hỗ trợ xử lý nợ xấu.

Làm rõ nợ xấu

Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc UBTVQH Nguyễn Thị Thanh cho biết cử tri băn khoăn liệu việc xử lý đối với các tập đoàn lớn có ảnh hưởng tới nợ xấu của các tổ chức tín dụng hay không?

Do đó, NHNN nên cùng Bộ Tài chính và các cơ quan đánh giá, có phương án ứng xử phù hợp nhằm ổn định thị trường, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư liên quan thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp, nhất là gần đây liên quan đến 2 tập đoàn lớn là FLC và Tân Hoàng Minh. Vì vậy, cần hệ thống lại chính sách tiền tệ và nợ xấu liên quan đến tổ chức tín dụng.

Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Lê Tấn Tới đặt vấn đề: "Giả sử bây giờ chúng ta có loại tội phạm thao túng thị trường chứng khoán thì có liên quan tới Nghị quyết 42 như thế nào? Thu những tài sản bảo đảm thì xuất hiện các loại tội phạm mới như thế nào?".

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định bày tỏ băn khoăn rằng từ xưa đến nay không ai sửa đổi nghị quyết thí điểm, vì thế đề nghị chỉ kéo dài tối đa đến hết năm 2023, cũng khớp với Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng tình, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ nói rõ Chính phủ không trình sửa nội dung, nên chỉ xem xét kéo dài Nghị quyết 42 hay không thôi. Nếu kéo dài thì tối đa chỉ hết năm 2023, khớp với Nghị quyết 43 của QH về gói hỗ trợ kích thích kinh tế, song cần làm rõ mục tiêu để làm gì, trách nhiệm của các bên liên quan ra sao, để QH xem có đồng ý cho kéo dài hay không.

"Nguyên tắc là thí điểm hết thời hạn thì thôi. Chính phủ phải tính chuyện định hướng để hoàn thiện khung khổ pháp lý cho xử lý nợ xấu này. Các nước có luật để xử lý nợ xấu lúc khủng hoảng, chúng ta có Nghị quyết 42 chính là Luật Xử lý nợ xấu, bây giờ không thể nào lại có Luật Xử lý nợ xấu tiếp được" - Chủ tịch QH nói.

Chủ tịch QH cũng yêu cầu Chính phủ làm rõ số nợ xấu phát sinh sau ngày Nghị quyết 42 có hiệu lực. Bởi thực tế có những khoản nợ trước khi có nghị quyết là nợ chưa xấu, sau lại thành xấu, đang xấu vừa vừa thành xấu thật. Con số này có phải là 200.000 tỉ đồng? Cần phải nêu chính xác.

Kết thúc phiên họp, 100% thành viên UBTVQH có mặt thống nhất bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 đối với nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 đến ngày 31-12-2023, trình QH xem xét quyết định tại kỳ họp QH vào tháng 5-2022.

Cùng ngày, UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi). 

Đánh giá tác động từ dịch Covid-19

Chủ tịch QH yêu cầu Chính phủ đánh giá tác động từ dịch Covid-19 thế nào, "không phải tất cả việc gì cũng đổ cho Covid-19"; lưu ý nợ xấu liên quan đến cho vay BOT, dự án Quốc lộ 1.

Nêu vấn đề phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Chủ tịch QH cho hay riêng phát hành năm 2021 đến hơn 700.000 tỉ đồng, trong đó 44% về các lĩnh vực bất động sản. Các doanh nghiệp đến giai đoạn đáo hạn thường phát hành để đảo nợ, ngân hàng thì siết lại, doanh nghiệp nào nợ xấu trên 30% thì không cho thành trái chủ nữa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo