xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV

Văn Duẩn

Ngày 19-5, Quốc hội (QH) đã họp phiên trù bị cho kỳ họp thứ 9, QH khóa XIV chính thức khai mạc sáng nay (20-5) và dự kiến sẽ làm việc trong 19 ngày.

Trong phiên họp trù bị, Tổng Thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp; QH thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp bằng hệ thống điện tử (qua phần mềm biểu quyết cài đặt trên máy tính bảng của đại biểu).

Trong phiên khai mạc kỳ họp (truyền hình, phát thanh trực tiếp), sau phát biểu khai mạc kỳ họp của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, QH sẽ nghe đại diện lãnh đạo Chính phủ trình bày báo cáo về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (trong đó có nội dung về tình hình phòng chống dịch Covid-19, đánh giá tác động của đại dịch đến phát triển kinh tế - xã hội, các giải pháp ứng phó và phương án phát triển kinh tế - xã hội). Tiếp đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp; Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ QH Nguyễn Thanh Hải trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8; Trình bày Tờ trình của Chủ tịch nước về việc đề nghị QH phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Theo dự kiến, chương trình tại kỳ họp thứ 9, thời gian dành cho công tác xây dựng pháp luật khoảng 10 ngày với việc xem xét, thông qua 10 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án luật khác. Bên cạnh đó, QH cũng dành thời gian cho việc xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và công tác nhân sự.

Ngoài phiên khai mạc, bế mạc được truyền hình, phát thanh trực tiếp, tại kỳ họp này, QH cũng dự kiến dành 4 ngày để truyền hình, phát thanh trực tiếp các phiên thảo luận về báo cáo của Đoàn Giám sát của QH về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em; biểu quyết thông qua nghị quyết: Phê chuẩn EVFTA; Phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EVIPA); Thảo luận ở hội trường về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Thảo luận ở hội trường về báo cáo về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước...

Đây là kỳ họp đầu tiên của QH họp trực tuyến kết hợp tập trung. Đáng chú ý, tại kỳ họp này, QH sẽ không tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên toàn thể. Quyền chất vấn của các ĐBQH vẫn được thực hiện bằng cách gửi văn bản; các bộ trưởng, thành viên Chính phủ sẽ trả lời theo quy định.

Kỳ họp được tổ chức theo hai đợt kéo dài tổng cộng 19 ngày làm việc. Đợt 1, QH họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà QH đến 63 Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, từ ngày 20 đến 29-5. Đợt 2, các đại biểu sẽ họp tập trung tại Nhà QH, từ ngày 8 đến 18-6.

Về công tác nhân sự, dự kiến vào sáng 11-6, QH tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia; phê chuẩn việc miễn nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và miễn nhiệm Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH Nguyễn Thanh Hải. Sáng 12-6, QH phê chuẩn đề nghị về danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia; bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH bằng hình thức bỏ phiếu kín. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo