xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khiếu kiện đất đai: Cần giải quyết triệt để

Tô Hà - Phương Nhung

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu thực tế Việt Nam hiện phải khắc phục những yếu kém của nền kinh tế đã tích tụ nhiều năm đang bộc lộ như nợ xấu, nợ công, dự án yếu kém…

Sáng 22-5, Quốc hội (QH) bước vào phiên thảo luận tổ đầu tiên trong kỳ họp thứ 5 với nội dung cho ý kiến về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện trong những tháng đầu năm 2018; cho ý kiến về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.

Không còn phụ thuộc dầu thô, than đá

Điểm lại kết quả đạt được trong công tác điều hành năm 2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết dù phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức nhưng đất nước đã đạt được kết quả toàn diện trên tất cả lĩnh vực.

Theo đó, hoàn thành vượt mức 13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra, tăng trưởng GDP đạt 6,81% - mức cao nhất so với nhiều nước trong khu vực và thế giới; lạm phát được kiểm soát ở mức 3,53%, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, sản xuất kinh doanh phát triển toàn diện trên 3 lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Phó Thủ tướng cũng nhắc đến thực tế Việt Nam hiện ở giai đoạn làm nhiệm vụ kép và phải khắc phục những yếu kém của nền kinh tế tích tụ nhiều năm đang bộc lộ như nợ xấu, nợ công, dự án yếu kém...

Phó Thủ tướng tỏ ra băn khoăn vì trong đánh giá về công tác điều hành, vẫn có ý kiến cho rằng kinh tế tăng trưởng chủ yếu phụ thuộc dầu thô, than đá trong khi các năm 2016, 2017, công nghiệp than đá và dầu tăng trưởng âm. Ngay cả báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế (UBKT) của QH cũng chưa nhìn nhận đúng và khách quan về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước khi đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể hơn về trụ cột tăng trưởng kinh tế chưa thật bền vững; động lực tăng trưởng chính chủ yếu dựa vào khai thác dầu khí, than, kiều hối…

Khiếu kiện đất đai: Cần giải quyết triệt để - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ báo cáo công tác điều hành của Chính phủ trong năm 2017 Ảnh: PHƯƠNG NHUNG

"Vừa qua, các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam tăng hạng. Chính phủ mong muốn lắng nghe các ý kiến của đại biểu QH đánh giá, phân tích rõ hơn thuận lợi, khó khăn; mong QH có cách nhìn nhận đúng nhất, khách quan, giúp cho điều hành kinh tế trong nước đi đúng hướng" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp

Nhiều đại biểu lo lắng khi vấn đề giáo dục, đạo đức, văn hóa - xã hội đang nảy sinh nhiều bất cập. Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) nhận xét chưa bao giờ hình ảnh người thầy và bác sĩ lại khác xa với chuẩn mực như hiện nay. Giáo viên thì cho học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng, ngậm dép. Bác sĩ thì bận đi thu viện phí và bị người nhà bệnh nhân hành hung; quan chức Liên đoàn Bóng đá Việt Nam văng tục… Đây là "dị tật" của cơ chế thị trường, cần có giải pháp khắc phục.

Đại biểu Nguyễn Phước Lộc lưu ý tấn công cán bộ y tế - người đang điều trị cho bệnh nhân, có nghĩa là đã tước đi quyền được điều trị của các bệnh nhân kế tiếp. "Việc này cũng giống như tấn công phi công hay tài xế đang làm nhiệm vụ. Nếu chúng ta không quan tâm đến vấn đề này, để sự việc ngày càng phức tạp, sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị" - ông Lộc góp ý.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Hà Nội) lo lắng trước hiện tượng tà giáo xuất hiện, như Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ. "Có 2 mối nguy hiểm là tà giáo này xúi người ta phá bỏ bàn thờ tổ tiên, tức là xóa bỏ cội nguồn dân tộc và làm cho con người ta mê muội, bỏ ăn, bỏ làm, chỉ chờ đến ngày tận số. Nếu địa phương phát hiện ngay từ đầu thì đã không đến mức ảnh hưởng như vết dầu loang. Cơ quan pháp luật không vào cuộc thì sẽ biến dạng thành nhiều tà đạo khác xâm nhập vào đời sống" - hòa thượng cảnh báo.

Nhận khuyết điểm trước dân

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Chiêm nêu tình hình khiếu kiện vừa qua chủ yếu rơi vào đất đai, các dự án chuyển nhượng… Có những vụ khiếu kiện kéo dài nhiều năm, không chỉ ở địa phương mà còn kéo ra Hà Nội ngồi suốt năm này, tháng khác. "Từ đó, ảnh hưởng lớn về an ninh, chính trị, an toàn xã hội. Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương tiếp tục giải quyết triệt để một cách khách quan, chỗ nào thấy không đúng cần phải nhận khuyết điểm trước nhân dân, sửa sai nghiêm túc" - ông nói.

Theo ông Chiêm, vai trò chính quyền cơ sở rất quan trọng, không thể "đổ cho cái này cái kia". "Nếu do một doanh nghiệp tư nhân thì cũng phải chỉ đạo kiên quyết chứ không thể để lộng quyền khiến cho tình hình trở nên phức tạp từ cơ sở lên đến trung ương, ảnh hưởng không tốt đến tình hình an ninh chính trị" - ông Chiêm lưu ý.

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái chỉ ra nhiều vấn đề vướng mắc trong chính sách pháp luật về đất đai, nhất là trong việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. "Diện nào được thu hồi? Như đất an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, phục vụ mục đích công cộng thì thu hồi để lập dự án kinh doanh thế nào để hài hòa lợi ích giữa địa phương, doanh nghiệp, người dân? Ở vùng sâu, vùng xa kêu gọi đấu thầu chọn nhà đầu tư rất khó nhưng ở vùng phát triển, chưa kêu gọi thì nhà đầu tư đã đăng ký rất đông rồi" - ông Khái đặt vấn đề.

Từ đó, ông Khái cho rằng trình tự, thủ tục hướng dẫn cần phải hoàn thiện để quản lý, sử dụng đất đúng luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, lợi ích của doanh nghiệp và người dân. Cụ thể là giải quyết khiếu nại phải từ cấp cơ sở. Với những vụ lợi dụng để kích động chống phá, yêu sách không đúng pháp luật, không phối hợp để giải quyết, thì cũng phải có thái độ cứng rắn. Nếu làm tốt việc này thì tình hình khiếu nại, mà hiện nay 70% liên quan đến đất đai, sẽ giảm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Hôm nay, 23-5, QH nghe báo cáo và thảo luận về 3 dự án luật: Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; Luật Quy hoạch và Luật Trồng trọt.

Thu hồi tài sản tham nhũng còn hạn chế

Về thu hồi tài sản tham nhũng, ông Lê Minh Khái cho rằng muốn thu hồi được thì phải phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm để xử lý. "Thường thì những người phạm tội mà có tài sản thì sẽ vung vãi, tiêu xài thoải mái. Cho nên, với những vụ mới có dấu hiệu đã phát hiện thì sẽ thu hồi được tài sản, không gây hậu quả nghiêm trọng về tài sản, con người, cán bộ. Thanh tra Chính phủ và các địa phương phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát để phát hiện kịp thời và có giải pháp ngăn chặn để răn đe" - ông Khái đề nghị.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) bày tỏ: "Chúng ta không vui gì với việc xử lý cán bộ nhưng thấy rõ quyết tâm của Đảng, Chính phủ trong phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, việc thu hồi tiền, tài sản tham nhũng còn hạn chế. Báo cáo của Chính phủ cũng chưa phân tích rõ vấn đề này để có những giải pháp thích hợp".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo