xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khơi thông nguồn lực để vươn xa

Minh Chiến

Năm 2019, thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đạt 38 tỉ USD. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu năm 2020 phải đạt con số cao hơn

Năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã tập trung hoàn thiện thể chế, khơi thông nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP năm 2020 của Chính phủ với chủ đề "Khơi thông điểm nghẽn - Giải phóng nguồn lực - Hành động hiệu quả", diễn ra ngày 9-1.

Địa phương kiến nghị gỡ khó

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, từ tham mưu của Bộ KH-ĐT trong việc hoàn thiện các khuôn khổ pháp luật đã góp phần đưa năm 2019 là năm thứ 5 liên tiếp Việt Nam có số lượng doanh nghiệp (DN) thành lập mới tăng kỷ lục.

Với trên 138.000 DN gia nhập thị trường trong năm 2019, đưa tổng số DN trong cả nước lên gần 800.000. Cùng với đó là trên 2.000 HTX được thành lập mới, đưa tổng số HTX trong cả nước lên trên 24.000.

"Việc các DN tư nhân lớn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và công nghệ cao, hay hạ tầng giao thông và nhiều lĩnh vực khác đã đưa tỉ trọng vốn đầu tư của khu vực này lên tới 34% tổng vốn đầu tư toàn xã hội" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nhìn nhận giải ngân vốn đầu tư đang là điểm "nghẽn", người đứng đầu Bộ KH-ĐT khẳng định sẽ đổi mới cơ chế huy động, phân bổ, sử dụng để khơi thông các nguồn lực cho phát triển. Trong đó, tập trung tổ chức triển khai hiệu quả Luật Đầu tư công năm 2019, Kế hoạch đầu tư công năm 2020 và xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để giải quyết tình trạng "có tiền nhưng không tiêu được".

Khơi thông nguồn lực để vươn xa - Ảnh 1.

Nhờ thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư mà TP HCM phát triển nhanh về mọi mặtẢnh: Tấn Thạnh

Tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, kiến nghị Bộ KH-ĐT phối hợp các địa phương để sớm tháo gỡ thể chế, đồng thời hỗ trợ tỉnh trình quy hoạch. Ông Xứng kiến nghị Bộ KH-ĐT xem xét, tham mưu Chính phủ để có chính sách quan tâm, hỗ trợ tăng vốn, từ đó thu hút đầu tư vào tỉnh miền Trung này. Như nhiều địa phương khác, giải ngân vốn đầu tư công cũng là khó khăn mà tỉnh Thanh Hóa đang gặp, nên lãnh đạo địa phương này mong Bộ KH-ĐT có các giải pháp đột phá để tháo gỡ vướng mắc.

Dành khá nhiều thời gian để lắng nghe kiến nghị của các địa phương, Bộ KH-ĐT cho biết sẽ tổng hợp và báo cáo Thủ tướng. Ở điểm cầu tỉnh Long An, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Trần Văn Cần đề xuất đưa dự án đường kết nối Long An và TP HCM vào danh sách các dự án sử dụng vốn ODA. Lý do, dự án này là tuyến đường huyết mạch, liên thông nhiều tỉnh, thành và có vai trò kết nối vùng rất quan trọng. Lãnh đạo tỉnh Long An cũng đề nghị Chính phủ, Bộ KH-ĐT bố trí vốn cho một số dự án giao thông quan trọng trên địa bàn.

Hỗ trợ DN tốt hơn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá năm 2019 có nhiều dấu ấn của ngành KH-ĐT như Chỉ số Năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 10 bậc theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới; thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kỷ lục ở mức 38 tỉ USD; số DN thành lập mới cũng đạt 138.000. Dù vậy, Thủ tướng lưu ý Bộ KH-ĐT cần quán triệt toàn ngành trong năm 2020 thực hiện tốt công tác quản lý đấu thầu, quản lý đầu tư các dự án đầu tư công, không để tình trạng đấu thầu kéo dài, tham nhũng và đặc biệt là đấu thầu thiếu công khai, minh bạch.

Nhấn mạnh việc hỗ trợ DN nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng DN, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho ngành KH-ĐT tư phải có các biện pháp cụ thể, khắc phục các hạn chế để hỗ trợ tốt hơn nữa cho DN. Cần đẩy nhanh hơn nữa việc xây dựng thể chế với các mô hình kinh tế mới, kinh tế chia sẻ, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Ghi nhận con số thu hút vốn FDI năm qua đạt 38 tỉ USD, Thủ tướng giao Bộ KH-ĐT phải có giải pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao hơn nữa. Đồng thời thu hút được các tập đoàn lớn, các tập đoàn công nghệ, hỗ trợ cho chiến lược "Make in Vietnam" mà Chính phủ đã đề ra.

Nhắc đến bẫy thu nhập trung bình vẫn còn rất lớn với Việt Nam, người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo ngành KH-ĐT đặc biệt lưu ý để đưa đất nước phát triển hùng cường, tránh tình trạng "chưa giàu đã già". Muốn vậy, Bộ KH-ĐT phải đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực, phân bổ lao động hợp lý.

Có thể đổi tên Bộ KH-ĐT

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ về việc có thể xem xét đổi tên Bộ KH-ĐT vào thời điểm thích hợp. Thủ tướng cho biết quan điểm của ông là có thể đổi tên Bộ KH-ĐT thành Ủy ban Cải cách Đổi mới hoặc là Bộ Kinh tế - Chiến lược và Phát triển.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo