xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không có FDI, thì sao?

TS Trần Du Lịch

Đánh giá những điểm được và chưa được sau 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chúng ta phải xem xét bối cảnh cũng như những mục tiêu phù hợp với thời điểm đó.

Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam 30 năm trước rơi vào tình trạng dư thừa lao động nhưng không có khả năng tạo việc làm khi mỗi năm chúng ta có trên 1 triệu lao động mới. Do đó, mục tiêu trước tiên là thu hút và dùng nguồn vốn FDI tạo ra việc làm. Thứ hai, đây là giai đoạn bắt đầu bước vào nền kinh tế thị trường, chúng ta chưa có bất cứ kinh nghiệm nào về quản trị doanh nghiệp (DN). Do vậy, học tập kinh nghiệm quản trị DN trong kinh tế thị trường thông qua DN FDI là đòi hỏi lớn. Thứ ba, đó cũng là thời điểm chúng ta thực hiện chương trình xuất khẩu và rất cần thị trường mới cho sản phẩm. Thứ tư, nhu cầu đóng góp cho ngân sách lớn. Cuối cùng là đặt ra mục tiêu chuyển giao công nghệ.

Với 5 mục tiêu nêu trên, chúng ta đã gần như đạt được 4 mục tiêu đầu. Trong đó, thành tựu lớn nhất là giải quyết được việc làm. Riêng mục tiêu chuyển giao công nghệ để tạo sự lan tỏa cho nền kinh tế trong nước thì không đạt được. Chúng ta hy sinh thị trường trong nước cho nước ngoài nhưng không đổi lại được công nghệ. Nguyên nhân nằm ở chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cho DN trong nước. Muốn DN FDI gắn kết với khối trong nước thì phải có chính sách chung làm chất xúc tác nhưng Việt Nam không làm được. Chúng ta đặt DN trong nước và FDI riêng rẽ nên trong tư duy quản lý không có sự gắn kết.

Không thể không thừa nhận vai trò của FDI trong sự phát triển kinh tế. Không có FDI thì kinh tế của chúng ta bao năm qua như thế nào? Song cũng phải nhìn rõ 2 vấn đề tồn tại để xử lý trong tương lai. Đó là yêu cầu chuyển giao công nghệ để tăng năng lực nội sinh của DN trong nước và tạo sự liên kết giữa kinh tế FDI với trong nước để không còn tình trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam tồn tại hai cấp độ: cấp độ ổn định của khối FDI và cấp độ chập chờn của kinh tế trong nước.

Giai đoạn tới, Việt Nam đứng trước cơ hội thu hút dòng đầu tư mới với nhiều thuận lợi, mặc dù các quan hệ toàn cầu tương đối bất ổn. Để làm được, đầu tiên, nếu Việt Nam tạo ra được thể chế, môi trường kinh doanh tốt thì có cơ hội thu hút dòng đầu tư mới sẽ mạnh mẽ hơn. Thứ hai, với sự phát triển nhanh của công nghiệp 4.0, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực là yêu cầu bắt buộc để tận dụng cơ hội. Cuối cùng, cần chính sách tập trung đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, giảm chi phí logistic bởi đó mới là những cái nhà đầu tư cần chứ không phải là ưu đãi về thuế, đất đai như lâu nay chúng ta nghĩ.

Trong giai đoạn mới, chúng ta phải có sự lựa chọn đầu tư: chuyển từ đầu tư mang tính thụ động, chờ đợi họ mang vốn tới sang chủ động chuẩn bị điều kiện mời gọi những nhà đầu tư mà chúng ta cần. Đặc biệt, xây dựng chính sách đồng bộ nhiều mặt để đặt mục tiêu FDI tạo sức lan tỏa trong nước, tăng sức mạnh nội sinh cho DN Việt. Chính sách cũng phải dài hạn, ổn định để nhà đầu tư tính được bài toán sản xuất kinh doanh phù hợp.

Phương Nhung ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo