xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không để dân vùng lũ bị đói rét

VĂN DUẨN

Tính đến 18 giờ ngày 21-10, mưa lũ tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đã làm 112 người chết, 22 người mất tích. Trong khi đó, bão số 8 đang hướng vào khu vực Trung Bộ, có thể mạnh cấp 12, giật cấp 14

Sáng 21-10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, chủ trì hội nghị chỉ đạo ứng phó bão số 8 (tên quốc tế: Saudel) và tình hình mưa, lũ tại các tỉnh miền Trung.

Tập trung cứu trợ người dân

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết dù đã có dự báo sớm và cả hệ thống vào cuộc rất quyết liệt nhưng với những diễn biến bất thường của bão, lũ, sạt lở đất ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên thời gian qua đã gây thiệt hại nặng nề nhất trong 5 năm trở lại đây.

Khi kiểm tra vùng thiệt hại do mưa lũ, sạt lở đất ở miền Trung, Phó Thủ tướng nhận thấy còn nhiều hộ dân rất khó khăn, nhất là về lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác. "Đề nghị tập trung cứu trợ người dân. Đây là nhiệm vụ số 1, đặc biệt là ở Quảng Bình, Hà Tĩnh. Bão số 8 đang vào và dự kiến vùng ảnh hưởng rất rộng. Vì thế, công tác cứu trợ phải khẩn trương hơn nữa. Cần nhất bây giờ là chất đốt để nấu nướng vì nhiều nơi đang mất điện" - Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Không để dân vùng lũ bị đói rét - Ảnh 1.

Bão số 8 sắp đổ bộ trong khi người dân xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn còn lội bì bõm tìm cách cứu số thóc bị ướt sau nhiều ngày ngập lụt. Ảnh: QUANG LUẬT

Từ thực tế chuyến công tác tại 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày 20-10, Phó Thủ tướng cho biết nhiều đoàn cứu trợ mới chỉ vào khu vực thuận lợi về giao thông, còn nhiều chỗ khó khăn hàng cứu trợ chưa đến được với người dân. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tiếp tục cử đoàn vào các tỉnh miền Trung nắm sát nhu cầu cần hỗ trợ của bà con. "Ngoài chất đốt, lương thực, cần chú ý hỗ trợ các loại thực phẩm, rau xanh..., bảo đảm đủ dinh dưỡng, sức khỏe cho người dân" - Phó Thủ tướng lưu ý.

Hàng hóa cứu trợ, theo Phó Thủ tướng, cần tập trung giao về đầu mối các địa phương, MTTQ, cơ quan chuyên trách để bảo đảm hàng cứu trợ đến đúng các hoàn cảnh khó khăn. Bộ NN-PTNT phối hợp với các đơn vị chuyên trách của Bộ Quốc phòng tính toán phương án sử dụng trực thăng để đẩy nhanh tốc độ cứu trợ người dân vùng lũ.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các lực lượng có liên quan cùng địa phương phải hướng dẫn ngư dân trên biển và ven biển kịp thời vào nơi tránh trú; bảo đảm an toàn cho những người dân nuôi trồng thủy sản trên biển, khách du lịch. Trên đất liền, các địa phương có phương án sơ tán dân khỏi các khu vực nguy hiểm như nước ngập sâu, chảy xiết, gần các công trình không an toàn...

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, lũ lớn đã xuất hiện trên toàn 16 tuyến sông chính tại khu vực Trung Bộ. Trong đó có 5 tuyến sông lũ đã vượt mức lịch sử: sông Kiến Giang (Quảng Bình); sông Hiếu, sông Thạch Hãn, sông Ô Lâu (Quảng Trị); sông Bồ (Thừa Thiên - Huế).

Kiểm soát chặt chẽ mực nước các hồ

Tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết những ngày tiếp theo, phạm vi vùng ảnh hưởng của bão số 8 rất rộng. Đến 16 giờ ngày 22-10, vị trí tâm bão số 8 ở khoảng 16,9 độ vĩ Bắc; 115,3 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13.

Ông Khiêm nhận định bão số 8 sẽ mạnh nhất khi đi vào khu vực quần đảo Hoàng Sa, cường độ cấp 11-12, giật cấp 14. "Bão hướng về đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ, thời gian ảnh hưởng trực tiếp là đêm 24 đến sáng 25-10" - ông Khiêm nói.

Dự báo bão số 8 gây mưa ở đồng bằng sông Hồng, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế. Lượng mưa từ ngày 24 đến 25-10 là 200-300 mm. Khu vực các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng đợt mưa bão vừa qua nên nguy cơ sẽ lại xảy ra sạt lở đất, ngập lụt...

Trước diễn biến của bão số 8, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị các cơ quan liên quan và các địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng của bão khẩn trương thông báo cho các tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn. "Hơn 2.000 hồ ở miền Trung đều đầy ắp nước. Do đó hồ thủy điện và thủy lợi đều phải đặt trong tầm kiểm soát chặt chẽ nhất, nhất là hồ Kẻ Gỗ và hồ Tả Trạch. Tổng cục Thủy lợi và địa phương cử người giám sát liên tục" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu.

Khẩn trương cấp thiết bị cứu sinh và máy phát điện

Nhằm kịp thời hỗ trợ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg về việc xuất trang thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ các tỉnh miền Trung, Tổng cục Dự trữ nhà nước đã triển khai xuất cấp xuồng cao tốc, phao cứu sinh phục vụ công tác cứu hộ cho các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Hà Tĩnh.

Cụ thể, cấp cho tỉnh Quảng Bình 5 bộ xuồng cao tốc, 136 bộ nhà bạt cứu sinh, 7.260 phao cứu sinh. Cấp cho tỉnh Quảng Trị 3 bộ xuồng cao tốc, 20 bộ nhà bạt cứu sinh và 4.100 phao cứu sinh. Tỉnh Thừa Thiên - Huế được cấp 3 bộ xuồng cao tốc, 28 bộ nhà bạt cứu sinh và 3.030 phao cứu sinh, 30 chiếc bè nhẹ cứu sinh và 2 bộ máy phát điện.

Tỉnh Quảng Nam được cấp 5 bộ xuồng cao tốc, 30 bộ nhà bạt cứu sinh, 3.030 phao cứu sinh, 30 chiếc bè nhẹ cứu sinh, 2 bộ máy phát điện.

Tỉnh Hà Tĩnh được cấp 4 bộ xuồng cao tốc, 166 chiếc bè nhẹ cứu sinh, 5.560 phao áo cứu sinh, 200 bộ nhà bạt cứu sinh, 4 bộ máy phát điện.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo