xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiện Bộ Giao thông Vận tải, cũng nên!

Cát Tường

Trạm BOT giao thông Bắc Bình Định đã thu phí trở lại lúc 21 giờ hôm qua (5-11) sau một tuần bị tạm dừng do chậm khắc phục hư hỏng trên tuyến đường dài 28,6 km thuộc dự án này.

Dự án nói trên qua 2 xã Hoài Châu Bắc và Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định; tổng đầu tư 1.785 tỉ đồng, hoàn thành ngày 30-5-2016, thời gian thu phí 20 năm 5 tháng. Chỉ sau 2 năm đưa vào khai thác, tuyến đường BOT này bộc lộ nhiều điểm hư hỏng, gây mất an toàn giao thông, bị người dân phản ứng. Trước tình hình đó, Tổng cục Đường bộ yêu cầu chủ đầu tư khắc phục nhưng mệnh lệnh này không được tuân hành, kết cục là bị buộc dừng thu phí từ 10 giờ ngày 29-10.

Với những chủ đầu tư "lì lợm", xử lý mạnh tay như vậy là rất cần thiết, nếu chỉ dùng mệnh lệnh hành chính để nhắc nhở, đôn đốc, yêu cầu... thì không ăn thua. Chỉ có đòn trừng phạt đánh thẳng vào túi tiền (buộc dừng thu phí) mới đủ răn đe và đem lại hiệu quả nhanh chóng. Nên áp dụng cách này đối với các chủ đầu tư chây ì khác.

Cũng qua đây, người ta thấy rõ thêm động cơ, mục đích của nhiều dự án BOT giao thông nói chung và các chủ đầu tư BOT nói riêng, đó là "lợi nhuận trên hết".

Đáng chú ý, Tổng cục Đường bộ đồng ý cho BOT Bắc Bình Định thu phí trở lại bằng một công văn hỏa tốc. Quan sát sự nhanh nhảu này và nhìn vào phía ngược lại - là sự bế tắc kéo dài của nhiều trạm BOT giao thông khác, như Cai Lậy (Tiền Giang), Tân Đệ (Thái Bình), Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn)… - sẽ thấy rất bi quan. Phải chi các cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và chính bộ này có phương án tối ưu cho các trạm BOT đang bị mắc kẹt khác nhanh như trường hợp BOT Bắc Bình Định thì tốt biết mấy!

Đã tròn 11 tháng kể từ ngày tạm đóng cửa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (4-12-2017), đến nay BOT Cai Lậy vẫn không có lối ra dù lần lượt Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang đưa ra một số phương án. Trong khi đó, chủ đầu tư dự án này cho biết mỗi tháng phải trả lãi ngân hàng 9,6 tỉ đồng. Còn BOT Thái Nguyên - Chợ Mới thì sau hơn 1 năm không được thu phí tại cả 2 trạm, các khoản chi bắt buộc đã hơn 370 tỉ đồng, nhiều gấp hơn 20 lần so với doanh thu từ thu phí (trước khi tạm ngưng).

Tất cả đều vướng ở chỗ: bị người dân phản đối. Gốc rễ của vấn đề chính là trong quá trình thương thảo ký hợp đồng giữa Bộ GTVT và chủ đầu tư BOT (trước khi có Nghị quyết 437/NQ-UBTVQH14 vào tháng 10-2017), người dân hầu như không được lấy ý kiến. Khi hợp đồng đã ký, chủ đầu tư cứ theo đó mà làm, như chọn vị trí đặt trạm, thời gian thu phí để hoàn vốn, mức phí... Đến lúc bị sự cố, Bộ GTVT "bẻ kèo" khiến chủ đầu tư không bảo đảm phương án tài chính theo hợp đồng đã ký. Và hậu quả như chúng ta đã thấy, ngoài tổn thất về ngân sách còn là uy tín của cơ quan nhà nước, hiệu lực pháp luật và lòng dân.

Sự bế tắc của các trạm BOT kể trên cho thấy Bộ GTVT rất lúng túng. Càng kéo dài càng thiệt đơn thiệt kép. Nên kiện bên vi phạm hợp đồng ra tòa, đó là giải pháp tiến bộ, văn minh mà bên bị vi phạm hợp đồng cần nghĩ tới. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo