xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kỳ vọng những công trình mới

HUY THANH - SỸ HƯNG

"Siêu bến xe" Miền Đông mới ở TP HCM cùng nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm ở TP Hà Nội được khánh thành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần tạo diện mạo mới cho 2 thành phố lớn nhất nước

Chào mừng kỷ niệm 1.010 năm Thăng Long - Hà Nội, 66 năm ngày giải phóng thủ đô và Đại hội Đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025, sáng 10-10, Quận ủy - HĐND - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ gắn biển công trình xây dựng, cải tạo, chỉnh trang khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

Giảm áp lực giao thông thủ đô

Công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư, có tổng vốn đầu tư hơn 254 tỉ đồng, khởi công xây dựng ngày 27-5-2020. Công trình gồm các hạng mục: Cải tạo hệ thống kè xung quanh hồ; lát hè, đường dạo, bồn hoa; hạ ngầm đường dây điện lực, điện chiếu sáng, hệ thống tưới nước tự động; cải tạo, thay thế thảm cỏ, thảm hoa; cải tạo, bổ sung các trang thiết bị xung quanh hồ. Sau gần 5 tháng thi công, công trình hoàn thành đúng tiến độ, góp phần hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật đô thị và cảnh quan khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, xứng tầm Di tích quốc gia đặc biệt.

Ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho biết trong thời gian tới, UBND quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục triển khai các dự án để kết nối, hoàn chỉnh không gian kiến trúc cảnh quan khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm như: tháp Hòa Phong, đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, nhà hàng Thủy Tạ, đền Vua Lê...

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường Vành đai 3 được khánh thành vào ngày 6-10. Đây là một trong những dự án thuộc danh mục các công trình trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng cho giao thông thủ đô. Công trình đưa vào khai thác giúp giảm tải cho nút giao Thanh Xuân và nút giao Pháp Vân, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ với đường Giải Phóng và khu vực Linh Đàm.

Trong khi đó, dự kiến hôm nay (11-10), dự án đường Vành đai 3 trên cao với cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long chính thức được thông xe. Đây là đoạn đường trên cao duy nhất tại Hà Nội được thiết kế vận tốc lên đến 100 km/giờ. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 5.343 tỉ đồng, tổng chiều dài 5,367 km, trong đó chiều dài cầu cạn là 4,831 km. Sau khi đưa vào khai thác, dự án tạo nên một tuyến đường vành đai hiện đại, giải quyết tình trạng ùn tắc trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, các nút giao phức tạp có lưu lượng lớn như: Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Nguyễn Hoàng Tôn... Đồng thời, kết nối trung tâm TP Hà Nội đến sân bay Nội Bài và các khu vực lân cận.

Cùng với nhiều công trình trường học, công viên chào mừng các sự kiện trên được khánh thành ở nhiều quận, huyện, các công trình trọng điểm kỳ vọng góp phần tạo diện mạo mới, nâng cao chất lượng sống cho người dân thủ đô.

Kỳ vọng những công trình mới - Ảnh 1.

Các đại biểu cắt băng khánh thành Bến xe Miền Đông mới. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

TP HCM: Bến xe như sân bay

Cũng trong sáng 10-10, Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn - TNHH MTV (SAMCO) phối hợp với Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM khai trương Bến xe Miền Đông mới, tại địa chỉ 501 Hoàng Hữu Nam, phường Long Bình, quận 9. Đây là công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP HCM lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025.

Đây được xem là "siêu bến xe", chẳng khác một sân bay, phục vụ 7 triệu lượt hành khách mỗi năm và phục vụ liên vận quốc tế, đưa khách đến sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai). Bến xe được thiết kế không gian mở, thông thoáng với khối nhà ga 2 tầng hầm và 4 tầng nổi, bao gồm sảnh đón khách, bãi chờ tài, kết nối các chức năng tiện ích rất hiện đại. Bến xe còn được quy hoạch trở thành khu phức hợp đa chức năng gắn với trung tâm thương mại, dịch vụ văn phòng, giao nhận hàng hóa logistics kết hợp với giải trí, hài hòa với khu vực quảng trường metro và cây xanh phục vụ sinh hoạt của cộng đồng.

Giai đoạn 1, Bến xe Miền Đông mới được đầu tư gần 700 tỉ đồng, tổ chức 22 tuyến xe khách (thuộc 71 tuyến nằm trong danh mục được Bộ GTVT công bố) đi các tỉnh, thành từ Quảng Trị trở ra Bắc, cự ly tuyến 1.100 km trở lên. Hiện Sở GTVT TP HCM triển khai việc tổ chức các tuyến xe buýt kết nối với bến xe này.

Ông Trần Quốc Toản, Tổng Giám đốc SAMCO, cho rằng Bến xe Miền Đông mới giữ vai trò đầu mối giao thông trọng yếu của TP HCM đi các tỉnh, thành trong cả nước; góp phần tạo động lực phát triển TP thông minh ở phía Đông - TP Thủ Đức trong tương lai. Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP, kỳ vọng Bến xe Miền Đông mới đi vào hoạt động sẽ tạo ra bộ mặt mới cho TP HCM. 

TP HCM đang phát triển từng ngày

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, cho biết TP HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, đặc biệt là nơi giao thương và đầu mối để phát triển kinh tế cả nước. Tuy nhiên, hạ tầng kết nối giao thông vẫn chưa đủ đáp ứng cho sự phát triển. Do đó, việc sớm hoàn thành, đưa Bến xe Miền Đông mới vào khai thác giai đoạn 1 là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách. Khi hoàn thiện tất cả giai đoạn, nơi đây sẽ là đầu mối giao thông quan trọng để liên kết với các tỉnh, thành cả nước, đồng thời là bến xe liên vận quốc tế đi một số nước Đông Nam Á. "Đây là minh chứng cho việc TP đang phát triển từng ngày. Tôi tin Bến xe Miền Đông mới sẽ phát huy tối đa, làm thay đổi bộ mặt TP trong tương lai" - ông Hoan nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo