xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm giàu trên đất phèn

Thốt Nốt - Thành Đồng

Hai lão nông dân đều giỏi trị phèn để làm giàu trên mảnh đất khắc nghiệt của gia đình mình

Chúng tôi tìm đến trang trại của lão nông được ví như người trị phèn khá thành công ở vùng Tứ giác Long Xuyên. Đó là ông Nguyễn Quốc Hùng (Hai Hùng, 68 tuổi; ở xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), 1 trong 63 nông dân vừa được Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021".

Khuất phục đất phèn

Lão nông Hai Hùng kể rằng cách nay hơn 20 năm, vùng đất Vọng Thê hay các xã lân cận của huyện Thoại Sơn và Tri Tôn được xem như túi chứa phèn nên khó có thể trồng lúa tăng vụ như hiện nay. Phần lớn người dân chỉ canh tác lúa thần nông với 1 vụ/năm nhưng cũng có khi chịu cảnh trắng tay vì nước phèn từ trong lòng đất dâng lên làm lúa chết tức tưởi khi đang ngậm sữa. Nhiều hộ dân không còn khả năng cầm cự được nên dời đi nơi khác kiếm kế sinh nhai.

Trong khi nhiều người phải bỏ cuộc thì lão nông Hai Hùng cùng vợ quyết tâm bám đất, từng bước biến vùng đất phèn của quê nhà thành ruộng lúa và vườn cây ăn trái luôn trĩu quả.

Để giải quyết bài toán khó về phèn này, lão nông Hai Hùng bắt đầu những cuộc hành trình đi "tầm sư trị phèn". Có được ít kiến thức, ông Hùng quay về bàn bạc với vợ lên kế hoạch đào mương xả phèn và bón lót một số loại phân trước khi gieo sạ. Nhờ cách làm này mà tỉ lệ cây lúa trên đất của ông sống sót được cho đến khi thu hoạch không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, phải mất 5 năm ông Hùng mới có thể cải tạo được toàn bộ diện tích đất nhiễm phèn nặng của gia đình.

Làm giàu trên đất phèn - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Quốc Hùng giới thiệu vườn bưởi của gia đình Ảnh: THỐT NỐT

"Tôi thật sự vui mừng vì sau 5 năm ròng rã đào mương xả phèn thì tôm, tép dưới kênh đã xuất hiện trở lại ngày càng nhiều hơn. Điều này cho thấy tín hiệu vui là vùng đất đã không còn phèn nữa, giống như đất không phụ lòng người. Nhờ vậy, năng suất lúa của gia đình tôi cũng không ngừng tăng lên, canh tác được liên tục từ 2 lên 3 vụ/năm. Sau gần 20 năm làm lụng vất vả, cuối cùng, vợ chồng tôi cũng mua lại được toàn bộ 32 ha đất liền kề mà phần đất này chính là do ông nội vợ của tôi có công khai phá từ thời Pháp" - ông Hùng nhớ lại.

Ông Hùng cho rằng để có thể bám trụ được trên vùng đất khó này đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, chịu đựng khó khăn vất vả. Bên cạnh đó, bản thân ông không ngừng học hỏi kinh nghiệm và sống tằn tiện để có vốn đầu tư làm ăn lớn hơn, nhất là có thể xây dựng vùng nguyên liệu của gia đình. Tuy nhiên, việc đầu tư sản xuất lúa thương phẩm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu vào thời điểm đó không thuận lợi nên nguồn thu nhập luôn bấp bênh.

Từ năm 2001, lão nông Hai Hùng nhận thấy nhu cầu lúa giống của bà con trong vùng còn khá lớn, ông bắt đầu cuộc hành trình lần thứ 2 với việc "tầm sư học làm lúa giống" từ các nhà khoa học, các viện nghiên cứu rồi về bắt tay vào thực hiện ngay. Thấy có nhiều triển vọng nên ông mở hẳn trang trại lúa giống lấy tên của vợ chồng mình là Hùng Hạnh, tận dụng toàn bộ diện tích đất để sản xuất hơn 4.000 tấn lúa giống cung ứng cho thị trường ĐBSCL và Campuchia. Vào năm 2008, ông Hùng đăng ký thành lập công ty chuyên sản xuất lúa giống có trụ sở tại thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn.

Nhưng do sức khỏe ngày càng giảm sút nên đến năm 2016, ông Hùng quyết định tạm dừng sản xuất lúa giống, chuyển sang trồng cây ăn trái cho đỡ vất vả hơn. Một lần nữa, ông khăn gói đi học nghề, về Bến Tre tham quan và học hỏi mô hình trồng bưởi da xanh. Qua nghiên cứu thổ nhưỡng cũng như nắm chắc kỹ thuật canh tác, ông Hùng quyết định thuê nhân công lên liếp trồng 3.000 gốc bưởi da xanh theo chuẩn VietGAP trên diện tích 5,3 ha, tận dụng từ đất lúa của gia đình.

Năm 2019, ông thu hoạch bưởi da xanh vụ đầu tiên chỉ được khoảng 10 tấn, bán giá từ 45.000- 80.000 đồng/kg; năm sau, đạt khoảng 60 tấn trái, được UBND tỉnh An Giang đưa vào nhóm sản phẩm tiêu biểu của địa phương (OCOP) với chuẩn 3 sao. "Nhờ vậy, trái bưởi da xanh của nhà tôi được tiêu thụ tại các siêu thị lớn và các chợ đầu mối trong tỉnh" - ông Hùng phấn khích.

Theo ông Hùng, tính ra trồng bưởi da xanh khỏe hơn trồng lúa mà lợi nhuận lại cao hơn rất nhiều. Nếu chủ vườn nào chịu khó đầu tư hệ thống bơm tưới tự động thì tiết kiệm được thêm nhiều khoản chi phí như thuê nhân công và giảm được lượng phân bón. "Năng suất bưởi cũng tăng lên từng năm nên dự kiến cả năm 2021, tôi thu hoạch hơn 100 tấn trái, riêng dịp Tết Nguyên đán tới là khoảng 50 tấn với giá không dưới 60.000 đồng/kg" - ông Hùng tin chắc.

"Vua" thơm Nữ hoàng

Chúng tôi tìm đến nhà riêng ông Nguyễn Văn Sáu, tại xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, người cũng vừa được Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là 1 trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021, với mô hình trồng thơm (khóm) trên đất phèn cho thu nhập hơn 2 tỉ đồng mỗi năm.

Làm giàu trên đất phèn - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Sáu giới thiệu vườn thơm trồng trên đất phèn của mìnhẢnh: Thành Đồng

Ông Sáu là con nhà nông nên được cha mẹ để lại cho mảnh đất phèn, diện tích khoảng 200 ha. Trước đây, gia đình ông đã cải tạo một phần để trồng lúa và trồng tràm nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2016, tỉnh Tây Ninh kêu gọi phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chuỗi giá trị nông sản cùng với nhà máy chế biến nông sản đầu tiên mọc lên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Thấy đây là cơ hội cho nông dân làm nông sản nên ông Sáu đã bàn với các thành viên trong gia đình mạnh dạn chuyển sang trồng thơm giống Queen (Nữ hoàng). Do diện tích đất trước đây chủ yếu trồng lúa và trồng tràm nên ông phải thuê máy móc, nhân công san bằng làm thành mương, thành liếp, lắp đặt hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt, kinh phí bỏ ra gần 10 tỉ đồng.

Ông Sáu cho biết hiện nhà ông có khoảng 60 ha đất trồng thơm. Cây thơm rất phù hợp với đất phèn vì không bị sâu bệnh, chịu hạn rất tốt, thời gian thu hoạch rộng nên rất thuận lợi cho người trồng. Vì trồng đất phèn nên trái thơm ở đây ngọt hơn so với các vùng khác. Hiện mỗi năm vườn thơm của ông Sáu cho thu hoạch 4 đợt. Trong đó, vụ đầu thu hoạch là khoảng 15 tháng sau trồng, các vụ sau chỉ cách nhau 3 tháng.

Hiện trái thơm của nhà ông Sáu đang được Công ty Tanifood thu mua với giá 6.000 đồng/kg, đầu ra được bảo đảm. Mỗi đợt, ông Sáu có thể thu hoạch khoảng 80 tấn, bình quân khoảng 20 - 25 tấn/ha. Mô hình trồng thơm của ông Nguyễn Văn Sáu tạo việc làm cho khoảng 20 người.

"Việc trồng thơm bằng hệ thống tưới tiêu tự động đã giảm được chi phí, nhân công. Tuy nhiên, muốn trồng thơm thì phải đào mương, lên liếp, cải tạo đồng bộ trên diện tích lớn. Vì vậy, những người có ít đất e ngại. Ngoài ra, nếu thất bại thì phải mất từ 2 đến 3 mùa để làm lại đất nên người dân ở vùng này vẫn chưa mấy mặn mà" - ông Sáu giải thích. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo