xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm sạch sông Tô Lịch: Thất bại?

BẠCH HUY THANH

Theo UBND TP Hà Nội, trong quá trình sử dụng công nghệ nano-bioreactor xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Môi trường Nhật Bản và Công ty JVE đã không tuân thủ một số quy định

Công ty CP Cải thiện môi trường Nhật Việt (Công ty JVE) vừa tháo dỡ toàn bộ hệ thống thiết bị thí điểm làm sạch đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ nano-bioreactor Nhật Bản, đồng thời đưa đàn cá Koi Nhật Bản sang khu thí điểm ở hồ Tây.

Trái ý chính quyền địa phương?

Theo TS Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại Môi trường Nhật Bản, sau thời gian thực hiện thí điểm xử lý ô nhiễm ở sông Tô Lịch, tổ chức này đã báo cáo kết quả tới UBND TP Hà Nội, các sở, ngành liên quan. Còn việc tiếp tục duy trì khu thí điểm tại hồ Tây là để chứng minh khả năng không bị tái ô nhiễm.

Làm sạch sông Tô Lịch: Thất bại? - Ảnh 1.

Đàn cá Koi được thả ở đoạn thử nghiệm trên sông Tô Lịch được di chuyển đến khu vực xử lý ở hồ Tây Ảnh: JVE

TS Tadashi Yamamura khẳng định sau khi xử lý, chất lượng nước hồ Tây đã đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, không cần vận hành máy nano (thời gian vận hành: 0/24 giờ) nhưng nước bên trong khu thí điểm vẫn không bị tái ô nhiễm. Cá cũng không bị chết dù thời tiết có thay đổi đột ngột.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, trước thời điểm tháo dỡ khu thí điểm trên sông Tô Lịch, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì buổi làm việc với tổ chức trên. Kết thúc buổi làm việc, ông Nguyễn Đức Chung thống nhất kết luận và chỉ đạo nhiều nội dung liên quan.

Theo đó, trong quá trình thực hiện, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Môi trường Nhật Bản và Công ty JVE đã không tuân thủ yêu cầu của TP. Thay vào đó, sử dụng thông tin truyền thông trong quá trình thử nghiệm để khuếch trương công tác thí điểm xử lý khi chưa có kết quả thử nghiệm; không phối hợp với các cơ quan khi xử lý thông tin, gây ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội. Về việc này, UBND TP Hà Nội đề nghị chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại Môi trường Nhật Bản, Công ty JVE và các cá nhân tham gia nghiêm túc rút kinh nghiệm; đồng thời nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật Việt Nam và của TP Hà Nội về lĩnh vực môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường.

UBND TP Hà Nội cũng giao Sở Xây dựng rà soát, giới thiệu một hồ nước đọng trên địa bàn TP để tổ chức trên xử lý mùi và làm sạch nước, bùn hồ bằng công nghệ nano-bioreactor. Quá trình thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định; không công bố, thông tin kết quả cho công luận khi chưa được cơ quan chức năng đánh giá kết quả thử nghiệm.

Sau khi thực hiện các nội dung nêu trên, UBND TP Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị, mời đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, các chuyên gia trong nước và nước ngoài để đánh giá về công nghệ nano-bioreactor theo quy định.

Phải tách nguồn nước thải

Theo ước tính của các chuyên gia môi trường, mỗi ngày có lượng nước thải sinh hoạt rất lớn (150.000 m3) chưa qua xử lý đổ vào sông Tô Lịch. Những năm qua, nhiều kế hoạch nhằm cải tạo, hồi sinh dòng sông này đã được TP Hà Nội triển khai nhưng đều không mang lại hiệu quả. Nổi bật trong các kế hoạch này là dự án Nhà máy Xử lý nước thải Yên Xá có công suất 270.000 m3/ngày đêm, khởi công vào tháng 10-2016, bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Các chuyên gia cho rằng khúc mắc lớn nhất cản trở việc xử lý triệt để nguồn ô nhiễm ở con sông này là lượng bùn - chất thải khổng lồ dưới lòng sông khó xử lý nếu chưa ngắt được nước thải chảy vào.

Một lãnh đạo Công ty TNHH Thoát nước Hà Nội cho biết UBND TP Hà Nội rất quan tâm đến việc tách nước thải và đưa về hệ thống nhà máy xử lý tại Yên Xá. Nhà máy này đang triển khai và dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Lúc đó, nguồn nước thải sinh hoạt sẽ được tách riêng để xử lý, sông Tô Lịch sẽ chỉ nhận nước mưa và nước từ sông Hồng.

Ngoài ra, công ty này đã xây dựng phương án và đề xuất UBND TP Hà Nội xem xét, phê duyệt thực hiện dự án đầu tư xây dựng trạm bơm bổ cập nước hồ Tây và cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch. Với công suất cấp nước 156.000 m3/ngày đêm, trạm bơm bổ cập giúp duy trì ổn định mực nước hồ Tây, thay rửa liên tục cải thiện chất lượng nước hồ, bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững cho các loài thủy sinh trong hồ.

Việc cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch cũng sẽ được điều tiết nước từ hồ Tây qua 2 cửa xả Hồ Tây A và Hồ Tây B. Khi kết hợp 2 kế hoạch này hứa hẹn sẽ hồi sinh được dòng sông Tô Lịch.

Cần kế hoạch bài bản, đồng bộ

TS Đào Trọng Tứ - Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu - cho rằng ngay từ đầu, nhiều nhà khoa học nhận định nếu đưa công nghệ nano vào hồi sinh sông Tô Lịch sẽ khó tránh thất bại.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm của sông Tô Lịch cũng như các sông, hồ khác ở Hà Nội, TS Đào Trọng Tứ nhận định là không khó. "TP Hà Nội quyết tâm muốn hồi sinh dòng sông Tô Lịch thì sẽ có cách. Chỉ cần Hà Nội đầu tư và có kế hoạch bài bản, đồng bộ thì sẽ giải quyết được vấn đề này" - TS Đào Trọng Tứ nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo