xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lắng nghe để sửa đổi

A.Q

Chiều 7-10, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) gửi email cho nhiều người báo "tin mừng": Chính phủ vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung điểm c, khoản 1, điều 75 Luật Đầu tư 2020 (sửa đổi, bổ sung khoản 1, điều 23 Luật Nhà ở 2014); nếu được Quốc hội thông qua sẽ tháo gỡ ách tắc cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại.

Khoản 1, điều 75 Luật Đầu tư quy định: "Sử dụng diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp để xây dựng nhà ở thương mại". Nhưng thực tế thì khác xa. 

Theo khảo sát của HoREA, các dự án hiện nay thường chỉ có 10% đất ở, 80% đất nông nghiệp, khoảng 10% đất rạch, đường, bờ đất, kênh mương nội đồng do nhà nước quản lý. Hầu như chẳng có dự án nào có toàn bộ diện tích là đất ở.

Lắng nghe để sửa đổi - Ảnh 1.

Một dự án vừa tái khởi công ở khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TP HCM - Ảnh: SƠN NHUNG

Chính quy định "đất ở" này đã khiến biết bao chủ đầu tư rơi vào thế ngắc ngứ. Dự án nhà ở của họ sử dụng quỹ đất hỗn hợp (gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp...), khi đưa vào làm nhà ở thương mại thì phải lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Vướng quy định phải là "đất ở" nên dự án bị ách tắc, trong khi phải vay ngân hàng mà bị chôn vốn nên lãi mẹ đẻ lãi con, sản phẩm thì bán không được, nhiều chủ đầu tư đã thua lỗ, phá sản. Hệ lụy khác, lớn hơn là gây ra nợ xấu, giá bất động sản tăng cao trong khi người có nhu cầu thực sự về chỗ ở thì không tiếp cận được căn nhà vừa túi tiền.

Do vậy, nếu điều khoản pháp lý nêu trên sớm được sửa đổi cho phù hợp với thực tế thì không chỉ người mua nhà và chủ đầu tư gặp thuận lợi mà một điểm nghẽn lớn trong dòng chảy bất động sản cũng được khơi thông, góp thêm khoản thu cho ngân sách nhà nước, nền kinh tế nói chung có thêm xung lực để phục hồi nhanh hơn sau đại dịch.

Một quy định khác cũng đang làm nảy sinh nhiều vấn đề thời sự, cần điều chỉnh kịp thời, đó là điều kiện vay vốn trong Nghị quyết 68/NQ-CP.

Nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 ban hành và có hiệu lực từ ngày 1-7-2021. Theo đó, về chính sách cho vay trả lương ngừng việc và phục hồi sản xuất - kinh doanh, để được vay vốn với lãi suất 0% tại Ngân hàng Chính sách xã hội, doanh nghiệp (bên sử dụng lao động) phải "không có nợ xấu ở các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn". 

Khi làm thủ tục cấp tín dụng và được hướng dẫn phải hoàn thành quyết toán thuế năm 2020, không có nợ xấu... thì tất cả doanh nghiệp, hộ kinh doanh đều than trời vì khó khăn chồng chất từ năm 2020 leo qua năm 2021, làm sao mà không có nợ xấu, làm sao mà hoàn thành quyết toán thuế cho được; mà cũng vì kiệt quệ quá nên mới đi vay...

Yêu cầu nhiêu khê như vậy nên rốt cuộc không mấy doanh nghiệp được tiếp cận vốn vay ưu đãi 0%. Các hiệp hội doanh nghiệp đang kiến nghị điều chỉnh quy định này, nếu không thì sẽ giẫm lên vết xe đổ của gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng hồi năm ngoái.

Chính sách cần phải bám sát thực tiễn. Nếu chưa sát thì tiếng nói phản ánh từ người trong cuộc cần phải được lắng nghe. Tiếp thu để sửa và phải sửa kịp thời thì chính sách mới thật sự đi vào cuộc sống. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo