xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lấy lợi ích song trùng làm trọng

PHẠM QUANG VINH - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2014-2018)

Hai nước Việt - Mỹ từ chỗ là cựu thù đã hóa giải nghi kỵ, đối đầu, xử lý được những khác biệt để mở ra trang mới trong quan hệ ngoại giao trong 25 năm qua. Khoảng 3 thập kỷ qua cũng là giai đoạn Việt Nam đổi mới, xây dựng thành công hình ảnh "Việt Nam mới" phát triển kinh tế - xã hội, sẵn sàng làm bạn với các quốc gia.

Mối quan hệ từ bình thường hóa, khắc phục hậu quả chiến tranh đến hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam với Mỹ đã tạo điều kiện cho sự phát triển vượt bậc trên cả kỳ vọng của chúng ta.

Đáng ghi nhận là hợp tác hai nước đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại, ngoại giao, chính trị. Năm 1995, quy mô thương mại 2 nước chỉ 500 triệu USD nhưng đến nay đã đạt hơn 70 tỉ USD, tăng gần 150 lần. Mỹ cũng nằm trong 11 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Về ngoại giao, hai bên có nhiều cuộc tiếp xúc, thăm cấp cao tạo động lực và khuôn khổ cho hợp tác. Trong đó, chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là chuyến thăm lịch sử khi lần đầu tiên, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam có chuyến thăm Mỹ.

Mỹ rất coi trọng quan hệ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong khi Việt Nam đã xây dựng và đang ngày càng cải thiện được vị thế của mình ở khu vực. Bởi vậy, tất yếu Mỹ cũng coi trọng quan hệ với Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam trong quan hệ với một cường quốc như Mỹ đã tận dụng được lợi thế để nâng cao vị thế của mình ở khu vực, thế giới. Trong đó, không thể không nhắc đến việc chúng ta tháo gỡ được rào cản từ Mỹ để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006. Mỹ với vai trò là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng sẽ thuận lợi cho Việt Nam khi đảm nhận cương vị thành viên không thường trực của tổ chức này để hướng tới các mục tiêu hòa bình, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội.

Con đường tiếp theo trong mối quan hệ của hai nước có lẽ sẽ cần điều chỉnh lại cho phù hợp với những thách thức mới, nhất là thách thức từ việc các nước lớn định vị lại lợi ích cho họ, xu hướng hướng nội tăng lên, mà ví dụ điển hình là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Đối diện với cuộc cạnh tranh giữa hai quốc gia đều là đối tác lớn của Việt Nam, điều chúng ta cần làm là cài đặt được những lợi ích song trùng với các đối tác, lấy lợi ích song trùng làm trọng. Tức là hai bên cùng có lợi và được tôn trọng, thể hiện qua việc thiết lập cơ chế đối thoại, xử lý khác biệt một cách hiệu quả và quan tâm đến những ưu tiên mới của đối tác trong các vấn đề về thuế chống bán phá giá, hàng rào kỹ thuật... Vấn đề thâm hụt thương mại cũng đã và cần được tiếp tục xử lý thông qua chống gian lận xuất xứ hàng hóa, đẩy mạnh mua hàng từ Mỹ (như máy bay, dầu khí...) dù ngân sách không thật sự dư dả.

Bổ sung, nâng cấp những nội dung mới trong quan hệ Việt - Mỹ phù hợp với bối cảnh thực tế là cách để gìn giữ mối quan hệ đối tác toàn diện cũng như định vị quan hệ lên tầm chiến lược. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo