xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lễ chém lợn, hội chọi trâu: Giữ làm gì!

Yến Anh

Dù hành vi hiến tế vật nuôi gây phản cảm nhưng việc loại bỏ không thể bằng biện pháp hành chính mà cần thay đổi từ chính nhận thức của người dân

Hình ảnh những chiếc đao dài loang máu trong lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh) hôm 21-2 hay trước đó là những phản thịt trâu chọi được bày bán công khai khiến dư luận lại đặt câu hỏi: Có nên duy trì những lễ hội đầy bạo lực?

May mắn từ đầu rơi máu chảy!?

Nghi lễ chém lợn trước đây được thực hiện công khai ngay giữa sân đình trước sự chứng kiến của hàng ngàn người. Tục dùng tiền phết vào máu "ông ỉn" để cầu may cũng từng vấp phải sự phản ứng trái chiều từ dư luận. Ba năm trở lại đây, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh cùng các cơ quan chức năng đã vận động người dân làng Ném Thượng điều chỉnh tục lệ này, không chém lợn giữa sân đình mà đưa vào khu vực riêng để làm "cỗ ngọc tế Thánh". Tuy nhiên, dù lợn được chém ở góc kín thì vẫn gây ra nhiều tranh cãi liệu có nên tiếp tục duy trì lễ hội hiến sinh này?

Lễ chém lợn, hội chọi trâu: Giữ làm gì! - Ảnh 1.

Trâu chọi Đồ Sơn bị xẻ thịt bán ngay sau khi chọi với giá lên đến 5-6 triệu đồng/kg Ảnh: TIẾN TUẤN

Không chỉ lễ hội chém lợn mà thời gian qua, các lễ hội đâm - chém - chọi trâu, lợn ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước cũng vấp phải phản ứng của dư luận. Năm 2017, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) bị dư luận phản đối, yêu cầu ngừng tổ chức. Hình ảnh từng phản thịt, thậm chí nguyên chiếc đầu trâu chọi với giá bán thịt lên đến vài triệu đồng/kg được phơi bày trên các phương tiện thông tin đại chúng khiến dư luận bức xúc. Dù vậy, vẫn rất nhiều địa phương muốn tổ chức chọi trâu như hội chọi trâu ở Hải Lựu (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) vào mùng 7 tháng giêng, chọi trâu ở Phù Ninh (Phú Thọ, được phục hồi năm 2009 sau 60 năm gián đoạn, diễn ra từ ngày 14 và 15-2 âm lịch), chọi trâu ở Nghi Thái (Nghi Lộc, Nghệ An) vào tháng 8 âm lịch…

Năm 2015, lễ hội Cầu Trâu của xã Hương Nha (Tam Nông, Phú Thọ) với 12 thanh niên dùng búa đập đầu trâu đến chết đã khiến dư luận phản ứng vì quá dã man. Ngay sau đó, lễ hội này đã bị bỏ.

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) nhiều lần khẳng định không ủng hộ các lễ hội phản cảm. Bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, khẳng định chỉ công nhận lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, còn các lễ hội chọi trâu phi truyền thống khác không nên tổ chức vì tính phản cảm, bạo lực… Ngay trong ngày đầu năm, bộ này liên tiếp có công văn gửi các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc đề nghị kiểm soát gắt gao các lễ hội chọi trâu. Theo yêu cầu của Bộ VH-TT-DL, các tỉnh không giao cho các doanh nghiệp, cá nhân tổ chức chọi trâu; vận động, tuyên truyền chủ trâu không giết mổ trâu chọi để bán; yêu cầu ban tổ chức không bán vé, thu tiền người tham dự lễ hội.

TS Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và Phát triển, cho rằng sự hành hạ các vật nuôi dù dưới vỏ bọc tâm linh cũng không thể xem là hành vi văn minh, nếu không muốn nói là đi ngược với chính mục đích nhân bản mà cộng đồng đó ước muốn. Do vậy, hành vi hiến tế bằng cách hành hạ vật nuôi cần phải loại trừ.

Thận trọng với các lễ hội hiến sinh

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các chuyên gia, việc loại bỏ các lễ hội hiến sinh cần phải rất thận trọng. Nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Trọng Hiền cho rằng các lễ hội bạo lực, phản cảm không còn phù hợp với xã hội hiện nay song cộng đồng người dân địa phương thì muốn giữ lại vì cho rằng đó là phong tục tập quán của họ.

"Chúng ta đã khuyến khích người dân phục hồi các tín ngưỡng truyền thống thì không thể ngay lập tức yêu cầu họ chấm dứt các lễ hội này được. Hệ quả của việc phục dựng không lựa chọn là rất nguy hiểm" - ông Hiền nhận định.

Chuyên gia này cho rằng không thể cấm được các lễ hội này bằng những mệnh lệnh hành chính. Pháp luật cũng không điều chỉnh hành vi này. Nhưng phổ cập các lễ hội hiến sinh thì không nên và dư luận phản ứng cũng đúng. "Theo tôi, điều quan trọng nhất lúc này là cung cấp đầy đủ thông tin về những nghi thức ấy cho người đến xem hiểu và nhìn nhận từ góc độ của chính cộng đồng bản địa. Phong tục tồn tại nhưng có thể mất đi, khi nhận thức của những người trong cuộc thay đổi… Còn chúng ta hãy tôn trọng văn hóa của các cộng đồng và đừng vội thay họ để đứng ra giải quyết câu chuyện" - ông Hiền nêu quan điểm.

Duy trì nhưng phải cải tiến

GS Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, cho rằng tín ngưỡng là câu chuyện của xúc cảm. Đối với các lễ hội hiến sinh, cần nhìn nó dưới góc độ đó là một sản phẩm của quá khứ chứ nhìn bằng con mắt hiện tại thì rất khó chấp nhận.

"Chúng ta nên thận trọng và tôn trọng ước nguyện của cộng đồng địa phương. Cần tuyên truyền, giải thích chứ không dùng tư duy duy lý của người làm khoa học hay nhà quản lý để áp đặt được. Quan điểm của tôi là các lễ hội này nên duy trì nhưng cần cải tiến, ví dụ chém lợn ở Ném Thượng, lợn đã được đưa vào chém ở góc khuất chứ không mang ra giữa đình nữa" - GS Bền chia sẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo