xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lên kịch bản ứng phó với đợt dịch Covid-19 mới

NGỌC DUNG

Dịch Covid-19 bùng phát đợt sau luôn lớn hơn, mạnh hơn và tàn khốc hơn. Việt Nam phải hết sức cảnh giác, tập trung triển khai tất cả các biện pháp phòng chống dịch; tích cực chủ động để kiểm soát tốt tình hình

Ngày 25-4, Việt Nam phát hiện thêm 10 ca mắc Covid-19 đều là người nhập cảnh đã cách ly tại Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng. Việt Nam hiện có 2.843 bệnh nhân trong đó 2.516 người đã được chữa khỏi.

Đợt dịch mới có thể tàn khốc hơn

Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế, dịch Covid-19 trên toàn cầu, nhất là tại các nước trong khu vực đang diễn biến rất phức tạp. Nguy cơ dịch lây nhiễm vào Việt Nam rất lớn.

"Nhìn vào bức tranh tình hình lây nhiễm Covid-19 trên thế giới hiện nay có thể thấy tất cả những đợt dịch xảy ra lần sau thường lớn hơn, mạnh hơn và tàn khốc hơn lần trước. Đối với Việt Nam, chúng tôi xác định phải hết sức cảnh giác, tập trung triển khai tất cả các biện pháp phòng chống dịch, tích cực chủ động để kiểm soát tốt tình hình" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ Y tế đã chuẩn bị các kịch bản: dịch Covid-19 lan rộng; dịch xuất hiện tại địa phương, nhất là khu vực Tây Nam Bộ; xuất hiện ca nhiễm cộng đồng; có ca lây nhiễm trong cộng đồng mà chúng ta không biết; có ca lây nhiễm mạnh trong cộng đồng.

Việt Nam vẫn áp dụng nguyên tắc "bốn tại chỗ" và phương châm phát huy, coi trách nhiệm của người đứng đầu đối với phòng chống dịch Covid-19 là tối quan trọng. "Bộ Y tế đánh giá Tây Nam Bộ là khu vực trọng điểm vì tình hình lây nhiễm Covid-19 ở Campuchia. Mặc dù kiểm soát biên giới đường bộ chúng ta đã làm tốt nhưng kiểm soát biên giới trên đường biển lại là thách thức đối với tất cả các tỉnh ở khu vực này. Từ Hà Tiên về thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) cách nhau 100 km, việc đi lại khó khăn. Ngay tại Hà Tiên đang điều trị số ca mắc Covid-19 khá lớn. Chúng tôi quyết định thành lập bệnh viện dã chiến tại khu vực này để có thể kiểm soát và điều trị kịp thời các ca bệnh" - ông Nguyễn Thanh Long nói.

Lên kịch bản ứng phó với đợt dịch Covid-19 mới - Ảnh 1.

Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Kiên Giang - Ảnh: KHÁNH PHƯƠNG

Lo ngại các biến thể nguy hiểm

Viện Pasteur TP HCM vừa giải trình tự gien của các trường hợp nhập cảnh từ Campuchia vào Việt Nam, kết quả cho thấy 85,7% mẫu những người về từ Campuchia mang biến thể B1.1.7 của SARS-CoV-2 (biến thể phát hiện ở Anh, lây lan nhanh) và 14,3% mang biến thể B.1.351 (biến thể phát hiện ở Nam Phi).

Đến nay, Việt Nam đã có 31 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, tuy nhiên Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá nguy cơ dịch xâm nhập là rất lớn bởi đã có tình trạng người dân lơ là, mất cảnh giác. Người đứng đầu ngành y tế cho biết điểm đáng ngại là nguy cơ các biến chủng kép SARS-CoV-2 tại Ấn Độ hoặc biến chủng của Anh tại Campuchia đã xâm nhập vào nước ta mà chúng ta không biết được. Do đó, việc lây nhiễm cộng đồng có thể xảy ra. Bộ trưởng đề nghị tất cả các tỉnh, thành phố, nhất là các địa phương có đường biên giới phải kiểm soát tốt tình hình nhập cảnh, đặc biệt là nhập cảnh trái phép.

"Qua công tác thực tế tại các tỉnh khu vực Tây Nam, chúng tôi khuyến cáo người dân nếu phát hiện người nhập cảnh trái phép phải báo ngay với chính quyền địa phương. Chỉ một người nhập cảnh trái phép nhiễm Covid-19 mà không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất lớn" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cảnh báo. 

Tất cả tình nguyện viên tiêm vắc-xin Nano Covax đều sinh kháng thể

Chiều 25-4, thông tin từ nhóm nghiên cứu vắc-xin Covid-19 Nano Covax do Việt Nam sản xuất cho biết kết quả xét nghiệm ghi nhận tất cả tình nguyện viên tham gia giai đoạn 2 tiêm thử nghiệm đều an toàn, không có phản ứng nặng sau tiêm và đều sinh miễn dịch.

Ngày 27-4, nhóm nghiên cứu sẽ báo cáo kết quả của giai đoạn 2 lên Bộ Y tế và trình Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Bộ Y tế Kế hoạch triển khai tiêm thử nghiệm lâm sàng vắc-xin Nano Covax giai đoạn 3. Theo kế hoạch, vắc-xin Nano Covax trong giai đoạn này sẽ được tiêm thử nghiệm trên nhóm lớn, từ 10.000 - 15.000 người, bắt đầu từ tháng 5-2021.

Về tiến độ tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, Bộ Y tế cho biết đến nay, Việt Nam đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh, thành phố cho gần 200.00 người.

Kiểm tra công tác phòng chống Covid-19 ở Cần Thơ, Vĩnh Long

Dự kiến trong ngày 26 và 27-4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long dẫn đầu đoàn công tác sẽ làm việc với thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Theo Sở Y tế thành phố Cần Thơ, địa phương đã có 4 cơ sở điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cần Thơ là đơn vị đầu tiên thực hiện được xét nghiệm khẳng định Covid-19 của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ngành y tế đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong việc rà soát, kiểm tra trong cộng đồng dân cư, quản lý chặt những người mới đến cư trú trên địa bàn Cần Thơ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Cần Thơ Trần Việt Trường cũng vừa ký ban hành văn bản về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Theo đó, yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện tiếp tục tăng cường cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, thực hiện quyết liệt, đồng bộ phương châm "phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình".

"Trường hợp phát hiện ca bệnh, phải tập trung chỉ đạo, áp dụng ngay các biện pháp khoanh vùng, truy vết, cách ly, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Tiếp tục hạn chế các sự kiện, hoạt động tập trung đông người không cần thiết. Trường hợp tổ chức phải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn" - văn bản yêu cầu.

Còn theo Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, ngành y tế tuyên truyền hướng dẫn cộng đồng thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng chống dịch trong tình hình mới, thực hiện tốt thông điệp 5K. Các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường thực hiện nghiêm việc sàng lọc, phân loại, phân luồng, kiểm soát triệt để người bệnh tới khám bệnh, chữa bệnh, người đi lại giữa các khoa, phòng để phòng chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện; chú trọng bảo đảm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện.

Ca Linh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo