xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật xử không nghiêm, tài xế hại người

Đoàn Quang Huy

Quy định pháp luật đã có đủ nhưng xử lý không nghiêm nên tài xế và nhà xe vẫn xem thường tính mạng người khác để kiếm lợi

Ngay sau khi có kết luận kết quả xét nghiệm của cơ quan chức năng đối với tài xế Phạm Thành Hiếu - người điều khiển xe container gây ra vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng chiều 2-1 tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An - dư luận đặt câu hỏi về vai trò quản lý của cơ quan chức năng.

Mạng người bị xem nhẹ

Thời gian qua, đa phần người dân chỉ biết có quy định về cấm sử dụng rượu bia cũng như ma túy đối với tài xế và mức phạt rất cao, chứ không biết có quy định nào khác liên quan đến thời gian làm việc của tài xế, thời gian vận hành xe, các chế tài... đối với các doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải.

Luật xử không nghiêm, tài xế hại người - Ảnh 1.

Tài xế xe tải chở nông sản từ miền Tây sang Trung Quốc với hành trình hơn 2.000 km Ảnh: LÊ PHONG

Nghề tài xế rất đặc thù, thời gian hoạt động cũng như áp lực công việc cao mà không phải ai cũng có thể chịu đựng được. Chỉ cần một vài giây mất tập trung là có thể gây tai nạn thảm khốc. Thế nên, từ lâu, các cơ quan chức năng liên tục ban hành các quy định để có chế tài cụ thể, ràng buộc trách nhiệm đối với DN kinh doanh vận tải cũng như tài xế.

Cụ thể: Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái ôtô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho tài xế.

Điều 65 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng quy định thời gian làm việc của người lái ôtô không quá 10 giờ/ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.

Khoản 3 điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP cũng đề cập bắt buộc các loại xe kinh doanh vận tải hành khách, xe kinh doanh vận tải hàng hóa phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT) với các mốc thời gian cụ thể. Nghị định này cũng nêu rõ mức phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với loại xe bắt buộc phải lắp đặt thiết bị GSHT nhưng không gắn hoặc thiết bị không đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Pháp luật quy định là vậy nhưng trong thực tế, nhiều DN và bản thân các tài xế sử dụng mọi kẽ hở để lách luật, mục đích tận dụng tối đa thời gian làm việc để tăng lợi nhuận. Sau khi xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng, thiết bị GSHT mới được trích xuất để công bố vận tốc tại thời điểm gây tai nạn. Dù trên thiết bị có gắn bộ phận cảnh báo bằng âm thanh đối với các xe chạy liên tục quá 4 giờ nhưng hầu hết tài xế đều tìm cách loại bỏ tín hiệu này. Cũng như vấn đề về thời gian lái xe liên tục không quá 4 giờ và thời gian làm việc không quá 10 giờ/ngày, khi đưa vào áp dụng trong thực tiễn thì gần như bất khả thi, trừ khi cơ quan quản lý dữ liệu thiết bị GSHT phải bắt tay vào cuộc một cách triệt để, rốt ráo và khách quan.

Công cụ đã có, quy định pháp luật đã có, vấn đề còn lại là các cơ quan chức năng thực thi thế nào? Không quá khó để những cơ quan này xác định được tài xế vi phạm nhưng đến nay, việc xử phạt còn rất thấp, từ đó cả tài xế lẫn DN vận tải lờn luật.

Kiểm tra lỏng lẻo

Có đủ cơ sở để nói rằng nhiều tài xế container, xe tải - đặc biệt là tài xế xe container, xe tải đường dài - có sử dụng ma túy, chất kích thích khi lái xe. Thời gian nghỉ ngơi của họ rất ít, do sự áp đặt về thời gian chuyên chở từ chủ xe. Trả hàng là họ quay đầu xe để lên hàng cho kịp, thời gian lái xe liên tục, thậm chí 20/24 giờ mỗi ngày. Thiếu ngủ, mệt mỏi nên nhiều người đã lạm dụng chất kích thích.

Hiện nay, các tài xế xe tải nặng, xe container đầu kéo, xe khách đường dài đang thịnh hành chiêu trò sử dụng 2 giấy phép lái xe (GPLX). Đang sử dụng giấy phép này, họ khai mất để xin cấp cái khác. Nếu vi phạm bị thu một giấy phép sẽ còn cái thứ hai để sử dụng. Muốn ngăn chặn tình trạng này thì khi cấp GPLX cũng nên dựa vào số định danh căn cước để tránh tình trạng bị tịch thu GPLX vĩnh viễn vẫn có thể lách luật bằng cách chuyển hộ khẩu qua tỉnh, thành khác, làm lại CMND rồi đăng ký học, thi tiếp.

Các cơ quan chức năng cần phối hợp hoạt động thường xuyên các chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn, ma túy không theo định kỳ và cùng địa điểm cố định như hiện nay để tránh tình trạng tài xế giở chiêu trò đối phó.

Hiện nay, việc cấp giấy khám sức khỏe đầu vào của các trung tâm đào tạo lái xe, cũng như khi cấp đổi GPLX còn lỏng lẻo; gần như 100% các trung tâm "bao" luôn gói này, học viên không phải tự đi khám. Ngoài ra, với thông tư liên bộ quy định về việc khám sức khỏe định kỳ và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe (người viết bài từng được tham gia 2 kỳ liên tiếp) thì hầu như chỉ mang tính hình thức, đối phó của các DN, dù vẫn có công đoạn quan trọng là thử nước tiểu để xét nghiệm ma túy. Thời gian được thông báo trước nhiều ngày, quá trình lấy nước tiểu còn chưa chặt chẽ nên đa phần tài xế đều đạt dù trước đó có tiền sử sử dụng chất ma túy.

Vậy đâu là giải pháp cho vấn nạn này, khi mà hằng ngày, hằng giờ nhu cầu lưu thông trên đường là không thể thiếu? Thiết nghĩ, ngoài các biện pháp tuyên truyền còn mang nặng tính giáo dục hình thức thì chế tài xử phạt một cách cương quyết, mang tính răn đe cao đối với các hành vi vi phạm mới có thể mang lại hiệu quả; nhất là vấn nạn sử dụng chất cồn, ma túy thì càng phải có biện pháp cương quyết hơn nữa. Ngoài nâng cao mức xử phạt hành chính, còn có thể tịch thu vĩnh viễn GPLX hoặc phương tiện nếu chứng minh chủ xe cố ý sử dụng khi đã uống rượu bia, sử dụng ma túy hoặc giao phương tiện cho người đang dùng rượu bia, ma túy điều khiển. 

Năm 2018, xử lý 176.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Tại buổi họp báo Bộ Công an ngày 4-1, đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT, cho biết năm 2018, lực lượng CSGT đã xử lý 176.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, tăng hơn 13% so với cùng kỳ. Các lực lượng chức năng sẽ xử lý mạnh, răn đe đối với các vi phạm về nồng độ cồn. Mức độ xử lý đến đâu thì cơ quan chức năng sẽ tham khảo quốc tế để áp dụng.

Theo đại tá Đỗ Thanh Bình, dữ liệu năm 2018 về TNGT cho thấy có 2 vụ liên quan đến tài xế sử dụng ma túy, 1 ở Vũng Tàu và 1 ở Long An. "Theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải, thi lấy bằng lái xe phải khám sức khỏe, trong đó có kiểm tra ma túy trong máu và nước tiểu. Hằng năm phải kiểm tra, khám sức khỏe định kỳ và đột xuất đối với tài xế. Trách nhiệm này thuộc về chủ DN. Đối với CSGT, khi tai nạn xảy ra thì kiểm tra nồng độ cồn và kiểm tra ma túy là bắt buộc" - đại tá Bình nhấn mạnh.

Ng.Hưởng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo