xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lùm xùm đấu thầu 4 tuyến xe buýt

THU HỒNG

Gói thầu 4 tuyến xe buýt ở TP HCM được bàn giao cho Liên danh Bảo Yến - HTX số 28 hoạt động hơn 1 tháng thì có thông tin vi phạm Luật Ðấu thầu. Sự thật thế nào?

Theo đơn phản ánh gửi đến Báo Người Lao Ðộng, 2 đơn vị kinh doanh xe buýt (xin được không nêu tên) cho rằng chất lượng phương tiện trên 2 tuyến số 1 và 65 (thuộc 4 tuyến mà Liên danh Bảo Yến - HTX số 28 vừa trúng thầu) không đúng như hồ sơ mời thầu, vi phạm Luật Ðấu thầu.

Hợp đồng xe 50 chỗ, vận hành xe 47 chỗ

Cụ thể, theo đơn phản ánh, từ ngày 1-5, Sở GTVT và Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP bàn giao gói thầu 4 tuyến xe buýt gồm tuyến số 1, 15, 65 và 152 cho đơn vị trúng thầu là Liên danh Bảo Yến - HTX số 28. Liên danh Bảo Yến - HTX số 28 sẽ đảm nhận khai thác 4 tuyến trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày 1-5), giá gói thầu là 130 tỉ đồng, trong đó 3 tuyến gồm tuyến số 1, 65 và 152 được đầu tư sử dụng 42 xe mới 100%; riêng tuyến 15 sử dụng 12 xe cũ.

Lùm xùm đấu thầu 4 tuyến xe buýt - Ảnh 1.

Xe buýt tuyến số 1 của Liên danh Bảo Yến - HTX số 28 đang trả khách tại trạm Bến Thành .Ảnh: HẢI PHONG

Tuy nhiên, căn cứ hồ sơ mời thầu do Trung tâm Phát hành thì có sự sai lệch về yêu cầu phương tiện. Cụ thể, trong hồ sơ mời thầu yêu cầu tuyến số 1 sử dụng 12 xe có sức chở 50 chỗ nhưng khi trúng thầu, Liên danh Bảo Yến - HTX số 28 lại sử dụng xe có sức chở 47 chỗ. Tương tự, tuyến số 65, trong hồ sơ mời thầu yêu cầu sử dụng 17 xe có sức chở 50 chỗ nhưng thực tế liên danh trên cũng vận hành xe có sức chở chỉ 47 chỗ. Như vậy là chủng loại và chất lượng phương tiện thấp hơn, không bảo đảm như hồ sơ mời thầu.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thông tin phản ánh trên là hoàn toàn đúng. Bằng chứng là, trong số 4 tuyến xe buýt trên, chỉ có tuyến số 15 do HTX 28 khai thác với 12 xe cũ có sức chở 40 chỗ, chất lượng phương tiện đúng như hồ sơ mời thầu. Ba tuyến còn lại do Công ty Bảo Yến khai thác, trong đó chỉ có tuyến 152 theo hồ sơ mời thầu có 13 xe, sức chở 40 chỗ được công ty đáp ứng đúng; riêng tuyến số 1 và 65 tuy hồ sơ mời thầu yêu cầu sử dụng xe có sức chở 50 chỗ nhưng hiện nay Công ty Bảo Yến sử dụng xe có sức chở 47 chỗ.

"Vì sao đơn vị trúng thầu lại đưa phương tiện không đúng quy định trong hồ sơ mời thầu vào hoạt động? Như vậy là vi phạm Luật Ðấu thầu" - đơn phản ánh nêu quan điểm.

Chỉ là tạm thời (!?)

Trả lời câu hỏi trên, đại diện Liên danh Bảo Yến - HTX số 28, ông Trần Nguyên Thái - Giám đốc điều hành Công ty Bảo Yến (Chi nhánh phía Nam), nại rằng sau khi ký hợp đồng với Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP vào ngày 19-2-2021, công ty tiến hành đặt hàng mua xe từ Trung Quốc nhưng do dịch diễn biến phức tạp, các quốc gia cung cấp thiết bị để lắp ráp ôtô buýt bị ảnh hưởng, chính sách nhập khẩu, nhập cảnh bị thắt chặt nên Bảo Yến không nhập khẩu kịp phương tiện buýt 50 chỗ như hồ sơ mời thầu. "Ðể bảo đảm thời gian khai thác đúng như hợp đồng, chúng tôi phải làm việc với Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP và đề xuất dùng tạm phương tiện có chủng loại tương đương (về thông số kỹ thuật, kích thước, đặc tính…) vận hành cho tuyến số 1 và 65 với 29 xe đóng mới nhưng sức chở chỉ 47 chỗ thay vì 50 chỗ; đồng thời cam kết đến ngày 1-9 sẽ đưa buýt 50 chỗ vào vận hành như hợp đồng. Đề xuất này được trung tâm đồng ý" - ông Thái giải thích thêm.

Lý giải về sự cho phép trên, ông Lê Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP HCM, cho biết gói thầu 4 tuyến xe buýt trên được tổ chức đấu thầu đúng theo quy trình của Luật Ðấu thầu, mọi thông tin đều được công khai, minh bạch trên mạng đấu thầu quốc gia. Ngoài ra, trung tâm cũng gửi thông tin đến các đơn vị vận tải để họ quan tâm, nắm bắt. Trong quá trình tổ chức có một số đơn vị mua hồ sơ nhưng đến ngày đóng thầu (17-12-2020) chỉ có 1 đơn vị nộp hồ sơ mời thầu là Liên danh Bảo Yến - HTX số 28. Sau khi xem xét hồ sơ cùng với sự đánh giá của đơn vị tư vấn, trung tâm đã mời Liên danh Bảo Yến - HTX số 28 đến thương thảo hợp đồng.

Thế nhưng, theo ông Lê Hoàn, sau khi ký hợp đồng, nhà thầu đề nghị Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP tổ chức cuộc họp để trình bày một số khó khăn. Theo đó, nhà thầu cho biết do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên việc nhập khẩu phương tiện không đúng tiến độ hợp đồng đề ra. Nhà thầu đề xuất được tạm sử dụng phương tiện với chủng loại, chất lượng tương đương, xe mới 100% nhưng sức chở 47 chỗ và cam kết đến ngày 1-9-2021 sẽ điều chỉnh, đưa xe sức chở 50 chỗ vào hoạt động theo đúng hồ sơ mời thầu.

"Trung tâm nhận thấy đây là sự việc bất khả kháng. Ngoài ra, chất lượng phương tiện đưa vào khai thác tạm thời cũng tương đương với phương tiện trong hợp đồng tuy số chỗ ít hơn 3 đơn vị. Ðồng thời, đơn giá trợ giá cho loại phương tiện sử dụng tạm cũng tương đương với phương tiện trong hợp đồng, không ảnh hưởng trợ giá của ngân sách. Chưa kể trong thời gian giãn cách xã hội, dịch bệnh diễn biến phức tạp, lượng khách đi xe buýt sụt giảm nên việc đưa xe có sức chở nhỏ hơn không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng phục vụ hành khách. Do đó, Trung tâm đồng ý, tạm thời cho nhà thầu đưa xe sức chở 47 chỗ phục vụ khách, đến ngày 1-9-2021 phải đưa xe sức chở 50 chỗ vào vận hành như cam kết" - ông Lê Hoàn nói. 

Muốn thay đổi phải mời thầu lại

Theo luật sư Cao Thế Luận, Công ty TNHH Luật Kao Kiến, việc hồ sơ mời thầu quy định xe 50 chỗ nhưng khi trúng thầu lại sử dụng xe 47 chỗ là vi phạm Luật Ðấu thầu, vì sai đối tượng đấu thầu. Ở đây, đúng ra khi thay đổi như vậy thì cơ quan mời thầu phải tiến hành mời thầu lại.

Tr.Hoàng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo