xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lý do khiến Trung Quốc tung chiêu bài cái gọi là Tây Sa, Nam Sa giữa dịch Covid-19

Dương Ngọc (ghi)

(NLĐO)- Trao đổi về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông trong giai đoạn hiện nay, GS-TS Vũ Dương Huân nhấn mạnh trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc yếu về mặt chính nghĩa nên họ tung ra chiêu bài sai trái trong khi khu vực và cả thế giới đang phải gồng mình chống đại dịch Covid-19.

- Phóng viên: Hiện nay, khi tình hình Biển Đông đang căng thẳng vì những hành động của Trung Quốc, chiến lược đàm phán của Bộ Ngoại giao có vai trò quan trọng như thế nào trong thời điểm hiện tại?

+ GS-TS Vũ Dương Huân, nguyên giám đốc Học viện Ngoại giao, nguyên trưởng ban Nghiên cứu lịch sử, Bộ Ngoại giao: Ngoại giao luôn luôn là mặt trận có ý nghĩa rất quan trọng. Chính sách của Việt Nam là hòa bình giải quyết tranh chấp nên mặt trận ngoại giao càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Tất nhiên, mặt trận ngoại giao muốn đàm phán thành công phải có sức mạnh, phải có lực lượng. Việt Nam vẫn chú trọng đàm phán giải quyết với Trung Quốc cả trực tiếp cũng như gián tiếp qua các tổ chức quốc tế… để tranh thủ được sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân thế giới trong vấn đề này. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức khó khăn, không phải đơn giản.

Lý do khiến Trung Quốc tung chiêu bài cái gọi là Tây Sa, Nam Sa giữa dịch Covid-19 - Ảnh 1.

GS-TS Vũ Dương Huân, nguyên giám đốc Học viện Ngoại giao, nguyên trưởng ban Nghiên cứu lịch sử, Bộ Ngoại giao - Ảnh: Dương Ngọc

- Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và tất cả các quốc gia đang nỗ lực để đối phó với Covid-19 thì Trung Quốc đã có những hành động sai trái trong vấn đề Biển Đông. Giáo sư đánh giá như thế nào về hành vi này của Trung Quốc?

+ Tôi cho rằng Trung Quốc rất tính toán sử dụng bối cảnh để đưa ra những đường hướng của mình và đạt được những yêu cầu của mình. Ở đây, trong lúc Việt Nam cũng như cả thế giới đang gồng mình chống Covid-19, Trung Quốc đã lợi dụng bối cảnh đó để tung ra cái gọi là công nhận 2 quận "Tây Sa" (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và "Nam Sa"  (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Trung Quốc làm vậy là vì thế giới đang bận, Việt Nam đang bận, nên sức ép về vấn đề Biển Đông sẽ giảm. Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc yếu về mặt chính nghĩa nên họ tung ra chiêu bài này trong khi thế giới đang bận để ít chú ý đến. Như thế, phản ứng của thế giới, phản ứng của Việt Nam sẽ khó hơn, phức tạp hơn.

Thứ hai, nếu nghiên cứu Trung Quốc, chúng ta thấy tính quy luật ở chỗ khi nội bộ có nhiều vấn đề phức tạp, họ đẩy cái phức tạp đó ra bên ngoài. Tôi cho rằng hiện nay nội bộ Trung Quốc phức tạp, trước hết là liên quan đến dịch Covid-19. Người ta đang phê phán lãnh đạo Trung Quốc xử lý sai, nên họ muốn hướng dư luận trong nước ra bên ngoài.

Hành vi này rất đáng lên án. Từ xưa đến nay, hành động của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông là rất đáng lên án, vì họ quyết tâm hiện thực hóa "đường lưỡi bò" phi pháp bằng mọi cách, mọi giá.

Lý do khiến Trung Quốc tung chiêu bài cái gọi là Tây Sa, Nam Sa giữa dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: CSIS/AMTI

- Trước mắt, Việt Nam sẽ có những động thái như thế nào để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và ngăn chặn hành động cải tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông?

Có nhiều biện pháp. Biện pháp đầu tiên là hòa bình. Bên cạnh kênh trực tiếp đối thoại, đàm phán với Trung Quốc, Việt Nam cần phản đối những hành vi sai trái của phía Trung Quốc bằng mọi kênh, kênh ở Liên Hiệp Quốc, ở các hội nghị quốc tế… Cần phải lên án hành vi sai trái này, bởi khi "kẻ cướp" đến nhà, mình phải kêu thì người ta mới giúp đỡ, ủng hộ mình.

Thứ hai, cần tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình, giúp đỡ của nhân dân thế giới. Đây là điều rất quan trọng, trước hết là ASEAN, các nước có quan hệ tốt với Việt Nam.

Thứ ba, phối hợp các nước ASEAN khác có cùng lợi ích với Việt Nam để thúc đẩy.

Thứ tư, năm nay Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, cần thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), chính là bộ luật để ràng buộc những hành động phi pháp của Trung Quốc. Tất nhiên, việc đàm phán rất khó khăn, cần phải đấu tranh nhiều do mình thì muốn bộ luật COC có tính ràng buộc nhưng Trung Quốc lại không muốn. Năm nay có thể coi là thời cơ, Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, cần phấn đấu đưa COC vào ký kết.

Ngoài ra còn nhiều biện pháp khác như động viên, phối hợp nhân dân cả nước tăng cường lực lượng cho lực lượng kiểm ngư, lực lượng bảo vệ bờ biển cũng như dân quân biển…

Việt Nam khẳng định chủ quyền của Biển Đông, dựa trên cơ sở pháp lý được luật pháp quốc tế công nhận, lịch sử để lại. Chúng ta quyết tâm bảo vệ, nhưng tình hình muốn dịu đi, bớt căng thẳng, để có hòa bình, tạo điều kiện để đất nước phát triển. Việt Nam phải có động thái, nhưng không để xảy ra xung đột, dù là xung đột nhỏ, không nổ súng. Về vấn đề chủ quyền, Việt Nam không bao giờ thương lượng, đó là điều bất biến.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo