xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mặt hồ thánh thiện

A Hồng

Mấy hôm nay, dư luận bày tỏ xót xa trước việc A Huyên (9 tuổi; ngụ xã Diên Bình, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum) phỏng đến 65% diện tích cơ thể nhưng gia đình không cho đưa đi chữa trị. Mẹ A Huyên nói "sống hay chết gì cũng để nó ở nhà", dù các nhà thiện nguyện đã lo mọi chi phí chữa trị cho cháu.

Bạn đọc có lý khi tỏ ra giận dữ cho rằng đó là người mẹ nhẫn tâm, bạo hành con trẻ. Nhưng người mẹ nào không thương con? Người mẹ nào lại muốn con chết đi để rảnh nợ (?). Nhìn những hình ảnh I Húi chăm sóc con là A Huyên, có thể mường tượng đấy hẳn không phải là một người mẹ vô tâm.

Vậy thì lý do gì gia đình người dân tộc Ba Na này vẫn cố giữ A Huyên ở nhà? Là người từng có thời gian sống cùng người dân tộc thiểu số trên dãy Trường Sơn, tôi có cảm nhận cái suy nghĩ sống thuận theo tự nhiên vẫn còn ăn sâu trong máu thịt của họ. Những đứa con sinh ra cứ phải lớn lên như cây cỏ. Sự quan tâm, chăm sóc con cái đối với nhiều gia đình chỉ dừng lại ở mức độ. Phải chăng vì suy nghĩ này mà họ đã suýt giết chết đứa con mình mang nặng đẻ đau. Tâm họ không ác nhưng nhận thức có giới hạn.

Mặt hồ thánh thiện - Ảnh 1.

Các bác sĩ thiện nguyện chăm sóc A Huyên tại nhà

23 năm trước, ở Phú Yên cũng xảy ra một chuyện động trời. Trong cơn quẫn trí trước cảnh vợ đau đẻ, người chồng dùng dao phay rạch bụng vợ, lấy con ra cho vợ đỡ đau. Kết quả cứu được con nhưng vợ tử vong. Thế đấy! Đâu đó ở vùng đất miền Trung - Tây Nguyên này vẫn còn những con người, những gia đình bị trói trong suy nghĩ hạn hẹp. Điều lạ là ở đó có cả một hệ thống hội, đoàn bảo vệ, chăm sóc phụ nữ, trẻ em nhưng vẫn cứ để 1 đứa trẻ nằm chờ chết chỉ vì gia đình không muốn cho đưa đi chữa bệnh (!).

May thay, ở đó còn có những con người thầm lặng ngày đêm cố giữ lấy một sinh mạng. Đấy là cô giáo Trương Thị Thùy Loan, chủ nhiệm lớp 3E Trường Tiểu học Lê Văn Tám mà em A Huyên đang học. Cô ngày đêm đi về giữa trường và nhà A Huyên để vận động cha mẹ em đưa em đi chữa trị rồi lại gõ cửa các nhà thiện nguyện tìm cách cứu cậu học trò nhỏ. Hỏi chuyện, cô giáo quê Quảng Trị này chỉ nói đơn giản: "Tôi chỉ muốn làm hết những gì có thể để cứu lấy học trò của mình".

Đó là những nhà thiện nguyện, trong đó có các y - bác sĩ từ TP HCM tìm cách kết nối, bỏ tiền túi không chỉ lo toàn bộ việc điều trị cho A Huyên mà chi phí cho cả cha mẹ em trong những ngày chăm con ở Bệnh viện Nhi Đồng 1, cả việc bay đi bay về hàng trăm cây số để chăm sóc sức khỏe cho A Huyên khi gia đình kiên quyết đưa em về nhà trong lúc bệnh tình chưa khỏi hẳn. Đấy là bác sĩ A Nhôm, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đắk Tô, khi hay tin trên Báo Người Lao Động đã tức tốc đưa xe đến nhà A Huyên, rồi bằng vốn văn hóa dân tộc Ba Na của mình đã thuyết phục được cha mẹ A Huyên rồi vội vã đưa em về trung tâm y tế huyện để chữa trị vì sợ cha mẹ A Huyên đổi ý.

Họ đã hành động không mảy may vì mình hay chức nghiệp mà đơn giản chỉ vì tình thương. Tôi nhớ trong một chuyện cổ tích nào đó có nói về một mặt hồ mà khi ai soi vào cũng trở nên thánh thiện. Với tôi, họ là mặt hồ kia.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo