xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mấy câu hỏi với xăng dầu

A.Q

Vấn đề điều hành giá xăng dầu tiếp tục được đề cập, lần này là tại phiên thảo luận trực tuyến sáng 30-10 của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Đợt tăng giá xăng dầu gần nhất hôm 26-10 là cú sốc đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp (DN) và tiêu dùng của người dân, tạo "dư chấn" đến hôm nay. Với mỗi lít xăng bán lẻ tăng thêm 1.459 đồng (RON 95) và dầu 1.171 đồng (diesel), nhiều khả năng trong những ngày tới nền kinh tế sẽ thiết lập mặt bằng giá mới bởi đây là mặt hàng thiết yếu, liên quan mật thiết đến kết cấu giá thành của hầu hết các hàng hóa, dịch vụ.

Từ đầu năm 2021 đến nay, giá xăng dầu được điều chỉnh 19 lần, trong đó xu hướng chủ đạo là tăng, hiện xăng RON 95 đã cán mức 24.338 đồng/lít, dầu diesel 18.716 đồng/lít, đây là những mức giá cao nhất từ trước tới giờ, lại rơi vào thời điểm DN và người dân đang gượng dậy sau nhiều tháng oằn mình bởi Covid-19. Chịu tác động nặng nề nhất là lĩnh vực vận tải, vì tiền xăng dầu luôn chiếm đến 40% trong kết cấu giá dịch vụ của ngành này. Vừa chịu thất bát suốt 4-5 tháng giãn cách xã hội, nay chi phí xăng dầu tăng, các chi phí khác cũng leo theo do phải bảo đảm điều kiện phòng dịch, trong khi giá dịch vụ không thể tăng tương ứng (vì khách hàng giảm cầu), ngành vận tải thật sự khóc ròng!

Nhiệm vụ điều hành giá trong nước cho dù có thể bám sát tình hình giá thế giới nhưng cần phải luôn tính tới sức chịu đựng của nền kinh tế và sức khỏe DN cũng như người tiêu dùng tại từng thời điểm. Nghị định 83/2014/NĐ-CP (đã sửa đổi) quy định chu kỳ tăng/giảm giá các mặt hàng xăng dầu là 10 ngày, các công ty xăng dầu đầu mối có quyền điều chỉnh giá nhưng không được vượt quá mức giá tối đa nhà nước đã quy định; đồng thời, giá cơ sở được xác định từ nguồn nhập khẩu (chính) và nguồn trong nước (phụ); sử dụng quỹ bình ổn để điều tiết... Quy định đó về lý thuyết là khá rõ ràng song trên thực tế thì còn nhiều vấn đề vẫn chưa sáng tỏ.

Chẳng hạn, trước đây chúng ta phụ thuộc 100% vào xăng dầu thành phẩm nhập khẩu, còn nay sản lượng từ 2 nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) và Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã đáp ứng được khoảng 30% tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước, vậy tại sao giá bán xăng dầu cứ tăng mãi? Có thể tăng sản lượng trong nước để giảm lượng nhập, qua đó kéo giá xuống phần nào, được không?

Và nữa, trong giá bán lẻ (ví dụ 1 lít xăng) có khá nhiều loại thuế và phí, gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, chi phí định mức, lợi nhuận định mức, trích quỹ bình ổn..., trong đó thuế bảo vệ môi trường chiếm nhiều nhất, tối đa 4.000 đồng. Tính ra, các loại thuế và phí chiếm gần 65% tổng giá! Đáng nói, với xăng sinh học RON 92 (E5), đây được gọi là nhiên liệu bảo vệ môi trường nhưng sao lại phải "cõng" thuế bảo vệ môi trường đến 3.800 đồng/lít?

Nhìn từ kết cấu giá nhiên liệu, thêm một câu hỏi đặt ra là tại sao không giảm bớt thuế, phí để giữ giá xăng dầu? Khi đang dịch bệnh và trong thời gian "bình thường mới", Chính phủ đã chủ trương giảm rất nhiều loại thuế, phí để hỗ trợ DN và người dân cơ mà?! 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo