xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Miền Trung thiếu lao động trầm trọng

Tử Trực - Trần Thường - Bích Vân

Thu nhập chưa cao, điều kiện sinh hoạt thấp, công tác đào tạo còn yếu... là nguyên nhân khiến khu vực miền Trung thiếu hụt lao động trầm trọng

Thiếu hụt hàng vạn lao động, nhiều doanh nghiệp (DN) ở Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi dán bảng tuyển dụng khắp các đường làng, ngõ hẻm nhưng vẫn không kiếm đủ người để tổ chức sản xuất.

Sản xuất "cầm chừng"

Ông Võ Duy Yên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ngãi, cho biết hiện 50 DN trên địa bàn có nhu cầu tuyển trên 10.500 lao động với nhiều vị trí việc làm khác nhau. Trong đó, nhu cầu lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 1.350; trung cấp, công nhân kỹ thuật 1.680; lao động phổ thông và có nghề 7.500.

Miền Trung thiếu lao động trầm trọng - Ảnh 1.

Thiếu lao động, nhiều phân xưởng tại Công ty Properwell (Khu Công nghiệp VSIP Quảng Ngãi) ngưng sản xuất Ảnh: TỬ TRỰC

"Mặc dù thu nhập của người lao động (NLĐ) liên tục tăng với mức thấp nhất 5-9 triệu đồng/người/tháng tùy theo vị trí việc làm, với cam kết đóng đầy đủ bảo hiểm, thêm lương tháng 13... nhưng nhiều DN vẫn không tuyển đủ lao động cần thiết. Tại các hội nghị việc làm, chúng tôi cũng chỉ hỗ trợ, tuyển được khoảng 30%-40% nhu cầu của DN" - ông Yên nói.

Trong những nơi thiếu lao động, căng thẳng nhất vẫn là Khu Kinh tế Dung Quất, Khu Công nghiệp VSIP và các khu công nghiệp Quảng Ngãi với các DN lớn như Nhà máy Thép Hòa Phát đang cần hơn 5.000 người. Bà Nguyễn Thị Bích Thu, trưởng phòng nhân sự của một công ty đóng tại Khu Công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, cho rằng vì thiếu lao động nên công ty chỉ hoạt động cầm chừng trong thời gian qua.

Tương tự, Công ty Properwell (Khu Công nghiệp VSIP Quảng Ngãi) cũng đang thiếu hàng trăm lao động. Theo đại diện công ty này, thu nhập của công nhân lành nghề làm việc tại công ty là từ 7 triệu đồng/tháng/người trở lên. "Chính sách với NLĐ khá tốt nhưng NLĐ vẫn chưa quan tâm. Thực sự công ty đang không biết phải làm thế nào để NLĐ nhận ra cơ hội và cùng đồng hành với công ty" - vị đại diện này nhìn nhận.

Trong khi đó, theo Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu Công nghiệp Đà Nẵng, nhu cầu về nguồn lao động của DN trong các khu công nghiệp vẫn rất lớn. Phần lớn DN đang thiếu hụt lao động, nhất là lao động có tay nghề nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất. Ước tính đến thời điểm này, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao tại Đà Nẵng thiếu hụt khoảng 5.000 lao động, chủ yếu ở các ngành may mặc, điện tử, cơ khí…

Dạo quanh các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam, dễ dàng nhận thấy khá nhiều DN treo bảng tuyển dụng công nhân với số lượng từ vài trăm đến vài ngàn người. Tình trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành du lịch đang ngày càng nghiêm trọng. Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, lao động du lịch đã qua đào tạo được khoảng 15.000 người, trong khi đó nhu cầu đến năm 2020 là 20.000 người. Đào tạo 5.000 lao động thiếu hụt này trong 1 năm là quá khó.

Thiếu giải pháp

Giải bài toán khó trên, năm học 2018-2019 là năm thứ 3 tỉnh Quảng Nam thực hiện chủ trương phân luồng đào tạo đối với học sinh tốt nghiệp THCS; phấn đấu đến năm 2020 có 20% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS được học nghề.

Ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, nhận xét phần đông lao động người Quảng Ngãi vẫn thích làm việc ở các khu kinh tế trọng điểm phía Nam hơn là tại quê nhà. Với mức lương trung bình từ 5-7 triệu đồng/tháng như hiện nay, các khu công nghiệp của tỉnh khó thu hút được lao động làm việc lâu dài. Thậm chí, không ít lao động chấp nhận đi đến các thành phố lớn, nhất là TP HCM để buôn thúng bán bưng, bán hủ tiếu, bán phở… vì thu nhập tốt hơn tại các khu công nghiệp địa phương. Phải nhìn nhận lại vấn đề chính sách hỗ trợ cho NLĐ.

Đồng quan điểm, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, ông Lê Viết Chữ, nhận định tình trạng thiếu lao động do nhiều nguyên nhân. "Chúng ta không thể cho rằng ý thức của NLĐ chưa được nâng lên mà phải nhìn nhận khách quan là mức lương mà NLĐ đang được hưởng đã tương xứng với giá trị lao động mà họ đã phải bỏ ra chưa. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng phục vụ cho sinh hoạt của NLĐ vẫn còn hạn chế, chưa tạo ra được sức hút lớn để NLĐ yên tâm làm việc. Thử hỏi, chúng ta đã xây được bao nhiêu nhà ở xã hội cho công nhân, khu vui chơi giải trí đã có chưa, nhà trẻ, trường mầm non đã đáp ứng được nguyện vọng của NLĐ hay không, chính sách BHXH, an sinh xã hội đã được triển khai rộng khắp chưa...?" - ông Chữ nêu thực tế. 

Chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn

Ông Lê Viết Chữ cho rằng để đào tạo nhanh nguồn lao động, trước mắt cần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề ngắn hạn, nhất là cho lực lượng học sinh vừa tốt nghiệp THPT, bộ đội xuất ngũ. Nếu làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đào tạo gắn với giải quyết việc làm thì đây sẽ là lực lượng chủ lực cung ứng cho con số thiếu hụt nguồn nhân lực mà chúng ta cần trong năm nay và những năm sau.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo