xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mưa liên tục, đường Nha Trang - Đà Lạt sạt lở gây ách tắc

Kỳ Nam, ảnh: Chi cục QLĐB III.3

(NLĐO)- Chiều 23-12, lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành thông được 1 làn đường Nha Trang - Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đoạn qua đèo Khánh Lê bị sạt lở vì mưa lớn

Theo Chi cục Quản lý đường bộ III.3, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, vào lúc 16 giờ ngày 23-12, tại Km41+350 Quốc lộ 27C đoạn qua xã Sơn Thái (huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) xảy ra sạt lở taluy nghiêm trọng. Đất đá từ triền núi tràn ra mặt đường, gây ách tắc giao thông hoàn toàn, khối lượng ước khoảng 2.200 m3.

Chi cục đã chỉ đạo nhà thầu, đơn vị chức năng khẩn trương xử lý khối lượng sạt lở để thông tuyến đường Nha Trang - Đà Lạt. Đến khoảng 18 giờ cùng ngày, tuyến đường này đã thông được 1 làn.

Mưa liên tục, đường Nha Trang - Đà Lạt sạt lở gây ách tắc - Ảnh 1.

Khu vực sạt lở trên đèo Khánh Lê nối 2 tình Khánh Hòa - Lâm Đồng

Ông Tạ Thanh Tình, Chi cục trưởng Chi cục đường bộ III.3, cho biết Quốc lộ 27C đường Nha Trang - Đà Lạt thường xuyên bị sạt lở tại khu đèo Khánh Lê. Tối 23-12, mưa trên đèo này vẫn còn rất lớn, do đó các phương tiện giao thông phải hết sức cẩn thận.

Hiện nay, do ảnh hưởng bão số 14 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), khu vực tỉnh Khánh Hòa xuất hiện đợt mưa lớn diện rộng. Khu vực ven biển, lượng mưa phổ biến từ 80 - 120mm/đợt. Khu vực phía Tây (Khánh Sơn, Khánh Vĩnh) lượng mưa phổ biến từ 60-100mm, có nơi trên 120mm/đợt.

Mưa liên tục, đường Nha Trang - Đà Lạt sạt lở gây ách tắc - Ảnh 2.

Khoảng 17 giờ 30, đơn vị thi công đã thông được 1 làn đường

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã có công điện khẩn yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan theo dõi, cập nhật diễn biến mưa lũ qua các bản tin của cơ quan dự báo và các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin kịp thời đến người dân biết về tình hình ATNĐ, mưa lũ để chủ động các biện pháp ứng phó.

Tiếp tục thông báo cho các chủ phương tiện tàu thuyền biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh.

Rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; khu vực trũng thấp, ngập lụt... để chủ động thực hiện các phương án ứng phó, sơ tán người dân đến nơi an toàn.

Các đơn vị quản lý các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện theo dõi diễn biến của mưa lũ để tính toán lưu lượng nước về hồ (đặc biệt các hồ chứa đã tích đầy nước) để chủ động điều tiết, tích nước, xả lũ hợp lý nhằm đảm bảo an toàn công trình và hạn chế ngập lụt cho vùng hạ du.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo