xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mũi chủ công và trách nhiệm

PHAN ĐĂNG

Công tác phòng chống dịch tả heo châu Phi hiện đã lên tới mức báo động và đòi hỏi nỗ lực cao độ tới mức người đứng đầu Chính phủ đòi hỏi phải xem chống dịch như chống giặc.

Dịch tả heo châu Phi được báo động ở mức cao tại nước ta từ đầu tháng 8-2018 khi xuất hiện những ổ dịch đầu tiên tại Trung Quốc, quốc gia có đường biên giới chung dài hơn 1.000 km và giao thương nhộn nhịp với nước ta. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngay khi đó đã có công điện khẩn gửi các bộ, ban - ngành và địa phương đề nghị có các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của virus dịch tả heo châu Phi vào Việt Nam thông qua việc buôn bán, vận chuyển heo và các sản phẩm của heo. Những biện pháp mà cơ quan quản lý này đề ra khá đồng bộ, từ cửa khẩu biên giới, công việc của các bộ, ngành cho tới nhận thức và hành động của người dân.

Thế nhưng, bất chấp tất cả, các ổ dịch tả heo châu Phi vẫn xuất hiện tại 2 tỉnh đồng bằng sông Hồng là Hưng Yên và Thái Bình vào trung tuần tháng 2 vừa qua. Đến nay, virus của bệnh dịch nguy hiểm với đàn heo này đã lan nhanh ra 7 tỉnh, thành.

Cảnh báo từ rất sớm và đề ra các biện pháp đồng bộ để ngăn chặn, vậy vì sao bệnh dịch nguy hiểm vẫn lây lan tới 7 tỉnh, thành và có khả năng còn lan rộng thêm nữa?

Trong hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả heo châu Phi, Thủ tướng đã ra hàng loạt câu hỏi cần phải làm rõ khi để dịch từ 1-2 tỉnh bùng phát ra 7 tỉnh, thành? Do khâu nào? Có hiện tượng che giấu dịch bệnh không? Vì thiếu tiền, thiếu cách làm hay vô ý thức để dịch lan ra?...

Tất nhiên, với đặc điểm chăn nuôi heo nhỏ lẻ, phân tán ở Việt Nam khi có 2,5 triệu hộ chăn nuôi heo, chiếm 49% tổng đàn heo và trên 10.000 trang trại thì ngăn chặn, kiểm soát và khống chế dịch không dễ. Song không thể lấy đó biện minh cho việc để dịch bệnh lây lan rộng. Chúng ta từng đối mặt với những dịch bệnh nguy hiểm, song đều khống chế được nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cũng như mỗi người dân. Như người đứng đầu Chính phủ đã thẳng thắn chỉ ra rằng nếu có biện pháp mạnh, ngăn chặn tốt, kịp thời hơn thì dịch không lây lan rộng.

Dù virus gây ra dịch tả heo châu Phi chưa gây nguy hiểm cho người song dịch bệnh này đang là mối đe dọa lớn không chỉ ngành nông nghiệp mà có thể cả ngành "công nghiệp không khói" du lịch. Chặn đứng, khống chế thành công dịch bệnh đang là đòi hỏi cấp bách khi cả nước hiện có tới hơn 28 triệu con heo và thịt heo, chiếm tới 72% sản phẩm thịt các loại. Dịch tả heo châu Phi nếu không bị ngăn chặn có thể gây tai họa chẳng kém gì một thứ giặc dã nguy hiểm. Chống dịch vì thế phải như chống giặc, theo yêu cầu của người đứng đầu Chính phủ.

Trong cuộc chiến chống "giặc" dịch tả heo châu Phi, đương nhiên đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, song cần phải chỉ rõ những mũi chủ công kèm trách nhiệm cụ thể. Đó là cơ quan thú y, là người đứng đầu chính quyền địa phương. Nơi nào để dịch lây lan, bùng phát hay kiểm soát kém hiệu quả cần phải truy tới nơi tới chốn trách nhiệm người đứng đầu, cơ quan hữu trách. Sự quyết liệt ấy là kinh nghiệm rút ra từ bài học thành công trong việc chống các đại dịch nguy hiểm trước đây.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo