xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghệ thuật không thể lấy số đông

Bài và ảnh: Yến Anh

Đại diện Bộ VH-TT-DL thừa nhận việc quy định phải có giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan, triển lãm cho các tác phẩm là chưa phù hợp

Ngày 22-8, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 90 về xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Cần điều chỉnh tiêu chí

Tại hội thảo, đại diện Vụ Thi đua khen thưởng (Bộ VH-TT-DL) cho biết quá trình triển khai Nghị định 90 nổi lên 2 nội dung bất cập là quy định tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng và tỉ lệ phiếu đồng ý của hội đồng các cấp.

Trong đợt xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh mới nhất, có những tên tuổi lớn tưởng trượt vì thiếu các tiêu chuẩn về huy chương và giải vàng. Sau khi công luận lên tiếng, các tác giả này đều được "xét lại".

Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường nhận xét quy định về số giải vàng là rất bất cập. Đời người sáng tác cùng lắm là 20 năm, 20 năm chỉ có 4 triển lãm cấp quốc gia (5 năm/lần) mà không phải triển lãm nào cũng có huy chương vàng. "Mỗi lần hội diễn sân khấu là mấy chục huy chương. Chưa kể, hội diễn sân khấu diễn ra định kỳ 2-3 năm/lần. Ngoài ra, có những ngành của mỹ thuật như tượng đài không chấm huy chương nên nếu áp dụng tỉ lệ huy chương, giải thưởng cho tất cả chuyên ngành là không công bằng" - ông Cường chia sẻ.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, cũng cho rằng nếu áp dụng tiêu chí huy chương vàng trong đợt xét giải thưởng vừa qua thì Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam không có ai được Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước. Nhờ có điều chỉnh của Thủ tướng nên lĩnh vực nhiếp ảnh mới có 5 tác giả được giải thưởng. Vì vậy, tiêu chí về giải thưởng, huy chương cần được nghiên cứu điều chỉnh.

Đồng quan điểm, nhạc sĩ Vũ Tự Lân khẳng định tiêu chí này đang làm khó nhiều nghệ sĩ. Có những nhạc sĩ rất xứng đáng nhưng không đủ tiêu chuẩn xét vì không đủ giải thưởng.

"Hội Nhạc sĩ đã kiến nghị vấn đề này và trong lần xét giải năm 2016, chúng tôi vẫn bỏ phiếu cho nhiều nhạc sĩ dù không đủ tiêu chuẩn về giải thưởng. Có tác giả sống trong thời chống Pháp, để lại nhiều tác phẩm tiêu biểu và xứng đáng nhưng không có các cuộc thi để có giải thưởng" - nhạc sĩ Vũ Tự Lân thông tin.

Đại diện Bộ VH-TT-DL thừa nhận quy định phải có giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan, triển lãm cho các tác phẩm là chưa phù hợp. Cụ thể là với các tác phẩm sáng tác trong giai đoạn trước giải phóng miền Nam hoặc các chuyên ngành không tổ chức cuộc thi, liên hoan hằng năm. Vì thế, trong dự thảo đã đưa thêm quy định "nếu thiếu các giải thưởng thì phải được các cấp xem xét và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định".

Nghệ thuật không thể lấy số đông - Ảnh 1.

TS Trần Hữu Sơn cho rằng với quy định cũ, chỉ một phiếu không bầu là rớt

Vận động thì mới đủ phiếu

Theo quy định hiện nay, tỉ lệ phiếu đồng ý của hội đồng các cấp phải đạt 90% thì mới được trình lên cấp cao hơn. Với quy định này, chỉ cần 2/15 thành viên không đồng ý là các hồ sơ xét tặng giải thưởng không đủ điều kiện trình hội đồng cấp nhà nước dù đạt 86,7%. Tại hội đồng cấp nhà nước, hồ sơ chỉ cần 3/28 thành viên không đồng ý là không đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước xét tặng giải thưởng dù đạt 89,3%.

TS Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian, cho rằng với quy định này, chỉ cần 1 phiếu không bầu là trượt. Chưa kể ghét nhau không bỏ phiếu; thành phần hội đồng cấp nhà nước bao gồm cả lực lượng công an, vũ trang, các thành viên không có chuyên môn của chuyên ngành… và không có thời gian đọc tác phẩm thì tác giả đã đứng trước nguy cơ trượt giải thưởng. Nhà văn Chu Lai, thành viên Hội đồng Các cấp xét tặng Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2016, nhấn mạnh: "Chỉ cần yêu, ghét khi bỏ phiếu là mất đi cả đời sáng tác".

"Nếu tỉ lệ phải đạt 90% phiếu bầu thì chỉ có bảo nhau, vận động nhau mới đủ. Nghệ thuật không thể lấy số đông. Cá tính của nghệ sĩ lớn lắm. Sự sáng tạo của nghệ sĩ này chưa chắc được nghệ sĩ khác công nhận nhưng lại được công chúng tôn vinh" - nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường bày tỏ và nói rõ ông tham gia nhiều hội đồng xét duyệt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước nên thấy tiêu chí này là không hợp lý.

Theo ông Cường, chỉ cần 75% thành viên bỏ phiếu đồng ý là hợp lý vì không phải số ít bỏ phiếu là chất lượng tác phẩm đó thấp. "Cần tăng số người thành viên có chuyên môn trong hội đồng, giảm bớt các thành viên thuộc lĩnh vực chính trị - an ninh. Nếu cần xét về các vấn đề ngoài nghệ thuật thì có hội đồng để xét riêng cho từng tác giả, tránh ngồi vào đó mất chỗ của thành viên hội đồng chuyên môn" - ông Cường nói.

Tiếp thu ý kiến của các nghệ sĩ, dự thảo dự kiến giảm tỉ lệ đồng thuận từ 90% còn 75%-80%.

90% phiếu bầu là quá cao

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, cho rằng yêu cầu có tỉ lệ 90% phiếu bầu là quá cao. Nghệ sĩ Chu Chí Thành thì khẳng định tỉ lệ 90% là lý tưởng nhưng không có tác phẩm văn học nghệ thuật nào mà 9 người ủng hộ, 1 người không. Ông Hoàng Minh Thái, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ VH-TT-DL), cho biết Nghị định 90 áp dụng tỉ lệ 90% là học tập tiêu chí xét tặng của ngành khoa học - công nghệ đã có trước đó. Song, với các ngành khoa học, công trình nghiên cứu rất dễ để cho ra phép tính, còn với văn học nghệ thuật là sáng tạo đặc thù. "Tiêu chí có tỉ lệ 90% phiếu bầu đúng là như chữa bệnh theo kiểu bốc thuốc" - ông Thái nhận định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo