xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghĩ về nghĩa trang

NGUYỄN VĂN NGỌC

Dự án xây dựng Nghĩa trang Quốc gia (NTQG) Yên Trung (ở huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) - vừa được UBND TP Hà Nội và Bộ Xây dựng công bố quy hoạch chi tiết - đang gây nhiều bàn cãi.

Theo đó, dự án NTQG Yên Trung có tổng diện tích 120 ha, gồm 2.200-2.500 mộ, kinh phí 1.400 tỉ đồng lấy từ ngân sách nhà nước, dự kiến sẽ được khánh thành vào năm 2020.

Chúng tôi xin lược đăng 2 ý kiến, ý kiến đầu của một vị thượng tọa - tiến sĩ Phật học, ý kiến sau của một nhà báo.

1. - Về số lượng, NTQG Việt Nam rất ít so với 147 NTQG của Mỹ. Về diện tích và số lượng mộ, NTQG Yên Trung không là gì so với NTQG Wadi al-Salaam ở Najaf (Iraq) với 10,5 triệu mộ, chiếm 15% tổng diện tích đất của thành phố này; NTQG Calverton ở New York rộng 423 ha với 207.719 mộ; NTQG Arlington tại Washington D.C (Mỹ) rộng 253 ha với 400.000 mộ; hoặc NTQG Rookwook ở Sydney (Úc) có 915.000 mộ.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn "cán bộ là đầy tớ của nhân dân". Theo Phật giáo, khi thác rồi, thân thể trở về cát bụi, tâm thức tiếp tục tái sinh, nếu không tiếp tục "làm đầy tớ của nhân dân dưới lòng đất" thì họ cần được chôn cất giản dị như nhân dân. Đâu cần thiết xây dựng nghĩa trang quá sang trọng, đẳng cấp, vô tình tạo ra rào cản giai cấp và phân biệt đối xử đối với những người đã khuất!

2. - Ba hy sinh khi mẹ tôi còn rất trẻ. Một thân một mình mẹ đảm hai vai, lo cho hai anh em tôi, một mẹ già, một cháu dại (con dì tôi), lo tròn bổn phận hai bên nội ngoại và lo hoạt động cách mạng.

Hay tin ba tôi mất, vượt lên đau buồn hụt hẫng, mẹ ngược xuôi tìm phần mộ để đưa ông về với ông bà tổ tiên nhưng bất lực. Chỉ khi gặp cơ duyên lắm, may mắn lắm mẹ mới tìm được mộ ba để đưa về sớm khuya hương khói. Ngày đó, không chỉ gia đình tôi, mà hễ ai tham gia cách mạng hy sinh, hài cốt đều phải đưa vào nghĩa trang liệt sĩ. Ba tôi cũng vậy, dù vào đó đâu được yên, bao nhiêu lần di dời nghĩa trang là bấy nhiêu lần thân nhân phải tự cất bốc sang địa điểm mới. Tôi còn trẻ, suy nghĩ chưa thấu nhưng mẹ thì khác, trong một lần mẹ con trò chuyện, mẹ nói mỗi lần di dời phần mộ ba con, đào lên chôn xuống là mỗi lần mẹ đau, chết rồi mà không được yên...

Cho đến năm 2006, chúng tôi xây dựng nghĩa địa gia đình, quy tập toàn bộ phần mộ thân nhân nhiều đời về một mối, việc đầu tiên mẹ nhắc tôi là coi ngày lành tháng tốt đưa ba tôi và các chú từ nghĩa trang liệt sĩ của địa phương về nghĩa địa gia đình, vĩnh viễn an yên bên những người thân của dòng tộc. Tôi vâng lời và lén vào nghĩa trang liệt sĩ đưa ba tôi và các chú về vì không muốn dây vào các thủ tục phiền hà...

Bây giờ, cứ đến ngày rằm, mùng 5, ngày Tết, chúng tôi - những đứa con xa - lại về thắp hương cho ông bà tiên tổ, cho bác, cho ba tôi và các cô chú. Lắng lòng mình trước vong linh của những người đã khuất, bên những phần mộ đơn sơ, mà nghĩ khi về thế giới bên kia chắc chẳng ai muốn cách ly khỏi dòng tộc để vào những nghĩa trang nghìn tỉ, trong những phần mộ xa hoa, có mấy ai muốn tách mình ra khỏi thế giới bình đẳng của những người thiên cổ?


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo