xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động cấm đánh bắt cá phi lý của phía Trung Quốc

Văn Duẩn

(NLĐO)- Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam khẳng định Quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của Trung Quốc là phi lý và coi Quy chế này là vô giá trị; đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ ngư dân khai thác thủy, hải sản tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ngày 8-5, Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam có văn bản phản đối về việc Trung Quốc ban hành Quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông.

Theo thông tin từ Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Trung Quốc đã có thông báo "Quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía Bắc Biển Đông đến 12 vĩ độ Bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1-5 đến ngày 16-8-2020".

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động cấm đánh bắt cá phi lý của phía Trung Quốc - Ảnh 1.

Ngư dân Tăng Văn Bình (ngụ cồn Tân Long, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) tự hào trước lá cờ Tổ quốc luôn theo bên mình trên hành trình vươn khơi bám biển - Ảnh: TRƯỜNG HUY

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam khẳng định Quy chế này cùng với việc Trung Quốc ngang nhiên công bố thành lập hai cơ quan hành chính trực thuộc cái gọi là "thành phố Tam Sa", nhằm kiểm soát phi pháp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), trái với thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, gây khó khăn cho hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân Việt Nam nói chung và đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam nói riêng.

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi lý này của phía Trung Quốc và coi Quy chế này là vô giá trị.

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kêu gọi ngư dân và đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam tiếp tục ra khơi bám biển, đoàn kết, hỗ trợ nhau trong đánh bắt thủy hải sản; bình tĩnh, tỉnh táo, kiên trì đấu tranh, tránh xung đột để không làm gia tăng căng thẳng trên các ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đồng thời, đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam tiếp tục có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ ngư dân khai thác thủy, hải sản tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ngày 8-5, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc ban hành thông báo cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 1-5 đến 16-8-2020 và triển khai biện pháp thực thi thông báo này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế.

"Là quốc gia ven Biển Đông và thành viên Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của mình được xác lập phù hợp Công ước đồng thời cũng được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác trên biển theo quy định của Công ước" - bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo