xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

NGOẠI GIAO VIỆT NAM 2019: Cơ hội, thách thức song hành

Dương Ngọc ghi

Ngày 15-1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có buổi trả lời phỏng vấn báo chí về các vấn đề đối ngoại năm 2018, 2019

. Phóng viên: Những thành tựu nổi bật, dấu ấn đậm nét nào của ngoại giao Việt Nam năm 2018, thưa phó thủ tướng, bộ trưởng?

- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao PHẠM BÌNH MINH: Năm 2018, dù xu hướng chung vẫn là hòa bình, ổn định song tình hình thế giới diễn biến bất thường. Trong bối cảnh hết sức phức tạp, Việt Nam tiếp tục mở rộng và nâng cấp quan hệ với một số nước - điều không phải dễ dàng. Năm 2018, có nhiều chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao ta đến các nước quan trọng, số lượng lãnh đạo, nguyên thủ các nước đến thăm Việt Nam tiếp tục mở rộng… Điều đó cho thấy vai trò, vị thế của Việt Nam; hoạt động đối ngoại của chúng ta cũng hết sức hiệu quả và cần thiết.

Một dấu ấn hết sức quan trọng là việc Việt Nam tham gia tích cực vào các hoạt động đa phương. Nhiều diễn đàn đa phương quan trọng tổ chức trong nước, trong đó Việt Nam nắm vai trò dẫn dắt, đặt ra những vấn đề quan tâm chung và đáp ứng được lợi ích của đất nước, thu hút được nhiều nước tham gia.

Năm 2018 có rất nhiều hoạt động đối ngoại có kết quả tốt đẹp như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao 30. Theo đó khẳng định hoạt động đối ngoại là điểm sáng trong thành công của Việt Nam năm 2018.

. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực, sắp tới là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Dưới góc nhìn của ngoại giao, Việt Nam có cơ hội, thách thức nào trong đầu tư và mở rộng thương mại?

- Những năm qua, con số tăng trưởng của Việt Nam hằng năm luôn cao, nhất là năm 2018, nền kinh tế Việt Nam đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP là 7,08%, cao nhất trong vòng 10 năm qua. Một trong những nguyên nhân là sự đóng góp tích cực của kinh tế đối ngoại, thương mại đầu tư.

Trong nhiều năm qua, chúng ta đã tham gia tích cực và đàm phán cũng như ký kết, phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do (FTA). Tới nay, có 16 FTA song phương, đa phương mà Việt Nam đã tham gia, đang thảo luận, ký kết; có tác động tăng cường thương mại, đầu tư của Việt Nam.

Ngày 14-1, CPTPP bắt đầu có hiệu lực, đây là FTA thế hệ mới, có những cơ hội và thách thức. Theo tính toán, CPTPP có thể mang lại tăng trưởng trên 1,3% cho GDP Việt Nam hay xuất khẩu tăng trên 4%, tạo ra công ăn việc làm. Tuy nhiên, nếu tận dụng được hết những điều khoản hay dòng thuế mà chúng ta được hưởng trong CPTPP thì mới đạt được như vậy. Điều này nói lên rằng cơ hội trong CPTPP là rõ ràng nhưng thách thức cũng tồn tại, đó là khả năng cạnh tranh. Việt Nam cần tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nếu muốn thụ hưởng thuận lợi, cơ hội mở ra của CPTPP, EVFTA.

Việt Nam tham gia nhiều FTA, đặc biệt là các FTA trong ASEAN, thị trường hơn 650 triệu dân, nhưng doanh nghiệp Việt trong thời gian qua chưa tranh thủ được nhiều. Năm 2019, chúng ta bắt đầu thực hiện cam kết của ASEAN, tức là giảm toàn bộ thuế về 0 thì khả năng cạnh tranh sẽ rất cao. Ngay từ đầu, các doanh nghiệp cần tận dụng các FTA thì mới phát triển được.

NGOẠI GIAO VIỆT NAM 2019: Cơ hội, thách thức song hành - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại buổi gặp báo chí ngày 15-1. Ảnh: NGÔ NHUNG

. Phó Thủ tướng đánh giá như thế nào về tình hình biển Đông trong năm qua? Sự chuẩn bị của Việt Nam trong năm 2019?

- Năm 2018, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp do kết quả của việc mở rộng các đảo đá, quân sự hóa các đảo đá. Biển Đông trong tương lai sẽ trở thành khu vực dễ xảy ra xung đột, từ đó ảnh hưởng tới môi trường hòa bình, ổn định không chỉ trong khu vực mà của cả châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, các nước quan tâm và có nhiều hoạt động quân sự diễn tập tại khu vực này, làm cho tình hình biển Đông nóng hơn.

Chúng ta nhất quán quan điểm rằng biển Đông là mối quan tâm chung, không được tiến hành các hoạt động có thể dẫn đến sự cố, gây xung đột trong khu vực mà Việt Nam là nước sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Lập trường của Việt Nam là tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam tiếp tục thúc đẩy và hoan nghênh các sáng kiến góp phần duy trì hòa bình trên biển Đông.

. Việt Nam hiện đang ứng cử vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ), thưa phó thủ tướng, bộ trưởng?

- Năm 2008-2009, Việt Nam đã là ủy viên không thường trực của HĐBA LHQ, trúng cử với số phiếu rất cao. Sau 10 năm, với những đóng góp của Việt Nam cũng như vị thế của chúng ta hiện nay, các nước sẽ đặt tin tưởng ở mức cao hơn. Nhóm châu Á nhất trí đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất, thể hiện sự tin cậy cao. Việc trở thành ủy viên không thường trực của HĐBA LHQ nghĩa là chúng ta không chỉ quan tâm tới vấn đề của riêng Việt Nam, của khu vực mà có trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020. Tháng 6 này sẽ bắt đầu bầu cử. Nếu trúng cử ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, đó là cơ hội song cũng là thách thức, gánh nặng tăng lên không chỉ gấp 2 mà thậm chí gấp 10 lần.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo