xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Ngồi trên luật" uống cà phê?

A.Q

Nhà tôi ở gần ga đường sắt. Thời thơ ấu, nửa đêm mơ màng nghe tiếng tàu xình xịch lướt qua rồi mới ngủ được; ban ngày thì chạy lên ga chơi đủ trò vì ở đó đông đúc, bán buôn nhộn nhịp.

Lẫn trong những kỷ niệm vui thuở bé là không ít ký ức buồn. Ấy là những vụ tai nạn đường sắt chết người. Nạn nhân hầu hết là dân địa phương khi đi bứt rau má hay chăn thả bò trên lòng đường ray hoặc băng ngang đường sắt lúc tàu qua, nhiều không kể hết. Bạn học thời cấp II của tôi tên Sinh, đêm nọ chẳng rõ chán chuyện gì mà ra đường sắt ngồi, bị tàu đến cán chết. Và nhiều người khác mà tôi biết trong lúc kiếm sống trên tàu như bán nước chè, hàng rong, trái cây..., vì trốn vé nên thường bị đuổi chạy và nhảy tàu, té lăn vào gầm, bị bánh tàu nghiến. Tôi đã chứng kiến nhiều "dân nhảy tàu" mất mạng như thế nên bị ám ảnh đến bây giờ, dẫu đã xa quê hàng chục năm, thi thoảng mới về.

Nay xem loạt ảnh chụp cảnh rất đông người dân ở Hà Nội trong đó có không ít khách nước ngoài dồn về khu vực đường sắt qua phố cổ Hà Nội, chủ yếu tuyến ngang phố Phùng Hưng, để uống cà phê, chụp hình và hớn hở ngắm những chuyến tàu cuối cùng nhằm làm kỷ niệm bởi "cà phê đường tàu" sắp bị dẹp, tôi - và chắc chắn rất nhiều người khác - thấy nổi da gà vì quá nguy hiểm. Người ta ngồi tràn vào giữa lòng đường ray, diễn đủ thứ trò. Tàu tới thì xách ghế, bưng ly... dạt ra, đứng nép hai bên, sát sàn sạt thân tàu. Trên những ban công chồm ra trông chẳng an toàn gì mấy, họ tụ tập ken cứng, chờ tàu tới để chụp hình selfie. Và hôm kia, lái tàu phải nghiến răng hãm phanh vì người ta tụ họp quá đông, khi tàu đến thì chạy tránh không kịp.

Thử hỏi nếu chẳng may cái ban công chứa đầy người kia đổ ập xuống trước mũi tàu hoặc xui rủi tàu bị trật bánh lúc ngang qua đám đông thì thảm họa sẽ khủng khiếp đến mức nào?

Thôi thì dù sao nơi ấy đã tạm trở thành một "điểm đến", trước giờ phải trả lại không gian an toàn cho hoạt động đường sắt thì không tránh được sự tiếc nuối từ một bộ phận cư dân và du khách nên họ kéo tới để lưu lại chút kỷ niệm cuối cũng được. Nhưng lại có nhiều người lên tiếng bảo cần giữ nguyên "cà phê đường tàu" và khai thác nó như một địa chỉ du lịch hấp dẫn (?!).Phải xác quyết rằng mọi hành vi tụ tập, sinh hoạt, buôn bán, chiếm đóng lòng đường ray và hành lang an toàn đường sắt là vi phạm pháp luật, cụ thể là vi phạm điều 9 Luật Đường sắt 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt; đồng thời bị chế tài theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Muốn "ngồi trên luật" để uống cà phê sao?

Do đó, khi Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND TP Hà Nội và những đơn vị liên quan khẩn trương giải tán các điểm "cà phê đường tàu" thì công việc này phải làm ngay, đừng chần chừ. Mạng người là trên hết và cùng với đó là kỷ cương, phép nước.

"Cà phê đường tàu" và Mã Pí Lèng Panorama đang là hai trường hợp "thử thách" những cơ quan thực thi pháp luật. Trong một xã hội pháp trị như ở ta thì cứ chiếu theo luật pháp mà làm! 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo