xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhà báo đặt ra nhiều yêu cầu với HĐND TP HCM

Trường Hoàng

Các nhà báo yêu cầu HĐND TP phải giám sát thường xuyên các vấn đề dân sinh như: nạn bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, vệ sinh môi trường, chống ngập, chương trình nhà ở xã hội, tái định cư…

Ngày 24-7, Thường trực HĐND TP HCM có buổi tiếp xúc cử tri là biên tập viên, phóng viên (PV) các báo, đài TP. Nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động giám sát của HĐND TP, những khó khăn trong tác nghiệp của PV liên quan đến các sở - ngành, quận - huyện… đã được đặt ra.

Nhiều nơi "tránh né" trả lời báo chí

Đại diện Đài Truyền hình TP HCM, các báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Pháp Luật… "than phiền" nhiều vấn đề nóng đang được người dân quan tâm hoặc TP triển khai thực hiện nhưng khi nhà báo yêu cầu phỏng vấn không được các sở - ngành, quận - huyện trả lời ngay mà yêu cầu gửi câu hỏi, sau đó phản hồi lại chậm, thậm chí nội dung trả lời không sát câu hỏi, trả lời cho có.

"TP đã có quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, việc này có nơi làm tốt nhưng nhiều nơi còn gây khó cho PV khi tác nghiệp. Các cơ quan báo chí luôn mong muốn có thông tin nhanh, kịp thời, chính xác. Điển hình, báo điện tử cần được cập nhật thông tin liên tục, nhất là những vấn đề "nóng" nhưng nhiều cơ quan chức năng yêu cầu phải làm văn bản, sớm thì 1 tuần, chậm thì cả tháng mới trả lời. 

Ngoài ra còn có tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". UBND TP có văn bản chỉ đạo thực hiện hoặc yêu cầu giải quyết khiếu nại của người dân nhưng quận - huyện không thực hiện hoặc chậm thực hiện làm cho khiếu nại kéo dài. Đề nghị ngoài các vấn đề báo chí lên tiếng, HĐND TP cần giám sát những vấn đề báo nêu các cơ quan chức năng thực hiện đến đâu, không để cho vụ việc kéo dài hoặc "chìm xuồng" - nhà báo Trần Văn Yên (Báo Sài Gòn Giải Phóng) nêu ý kiến.

Đồng quan điểm, nhà báo Viễn Sự (Báo Tuổi Trẻ) còn đề nghị bên lề các cuộc họp HĐND TP, các đại biểu HĐND TP nên mạnh dạn trả lời phỏng vấn của báo chí bởi thực tế hiện nay, nhiều đại biểu còn ngại và "né" báo chí. "Ngoài ra, đề nghị HĐND TP nghiên cứu cách cung cấp thông tin cho báo chí tại các kỳ họp HĐND được thuận tiện, chính xác và nhanh chóng, chẳng hạn như trang bị ki-ốt máy tính để PV có thể sử dụng USB lấy thông tin, văn bản của kỳ họp…" - nhà báo Viễn Sự đề nghị.

Nhà báo đặt ra nhiều yêu cầu với HĐND TP HCM - Ảnh 1.

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm trao đổi với các nhà báo tại buổi tiếp xúc. Ảnh: BẢO NGHI

Giám sát nhiều hơn những vấn đề dân sinh

Tại buổi tiếp xúc, các nhà báo cũng đặt ra nhiều vấn đề yêu cầu HĐND TP phải giám sát thường xuyên như: quá trình tố tụng, nạn bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, vệ sinh môi trường, chống ngập, chương trình nhà ở xã hội, tái định cư, đất công…

Nhà báo Diễm Chi (Báo Phụ Nữ TP) nêu vụ thầy giáo xâm hại tình dục trẻ em ở huyện Hóc Môn đến nay xử lý ra sao, có dấu hiệu "chìm xuồng" hay không? Hay vụ xâm hại một thiếu nữ 15 tuổi ở quận 10, cơ quan điều tra không khởi tố vụ án mà dân sự hóa vụ việc khiến dư luận bức xúc… Những vụ việc này, HĐND TP có giám sát quá trình tố tụng hay không?

Trả lời, ông Trương Lâm Danh, Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP, cho biết ban đã giám sát đúng theo trình tự của pháp luật, mỗi 6 tháng/lần giám sát các cơ quan tư pháp và đều có báo cáo tại các kỳ họp. Với những vấn đề dư luận đang bức xúc hoặc có đơn tố cáo, Ban Pháp chế đều có thành lập đoàn hoặc lãnh đạo ban sẽ giám sát. Vụ việc ở huyện Hóc Môn các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra chứ không phải "chìm xuồng".

Nhà báo Lương Duy Cường (Báo Người Lao Động) đề nghị TP HCM quan tâm đẩy mạnh chương trình nhà ở xã hội vì CB-CNV (trong đó có nhà báo) và người thu nhập thấp thật sự rất cần. "Thu nhập của PV hiện nay chỉ hơn 10 triệu đồng/tháng dù làm việc luôn ngày lễ, ngày nghỉ. Với thu nhập này, không thể tích lũy để mua nhà, thậm chí nhà giá rẻ. Hy vọng TP sẽ có phương án hỗ trợ để PV yên tâm làm nghề và sống được bằng nghề của mình" - ông Cường mong muốn.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Lê Trần Kiên cho biết hiện TP cần 80.000 căn nhà ở xã hội, đối tượng là CB-CNV, người dân thu nhập thấp, người dân tái định cư không đủ tiền mua nhà tái định cư thương mại. Từ đây đến năm 2020, TP sẽ hoàn tất 20.000 căn nhà ở xã hội. Hiện TP đang khuyến khích nhà đầu tư sử dụng vốn tư nhân tham gia xây dựng nhà ở xã hội, đáp ứng phần nào nhu cầu của người dân. Ông Kiên cũng thông tin đơn vị tiếp nhận và xét duyệt cho các đối tượng mua nhà ở xã hội là Sở Xây dựng.

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm chia sẻ, tiếp thu những ý kiến đóng góp của cử tri là PV, biên tập viên. Bà cũng yêu cầu các sở - ngành cần chủ động thông tin nhanh, chính xác cho báo chí, tránh tình trạng báo chí phải chạy đi tìm kiếm thông tin.

Về tình trạng xả rác bừa bãi ở TP, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết đang gắn kết hệ thống camera an ninh các quận - huyện để lấy chứng cứ làm cơ sở xác lập hành vi xử lý vi phạm xả rác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo