xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều tỉnh cần chi viện vắc-xin, nhân lực

Nhóm phóng viên

Với tốc độ tiêm hiện nay, số vắc-xin Covid-19 còn lại không nhiều, các địa phương nhiều khả năng sẽ sớm hết vắc-xin để tiêm cho người dân

Bộ Y tế cho biết đến sáng 11-8, nước ta đã tiêm được 11.341.864 liều vắc-xin Covid-19, trong đó hơn 10,3 triệu người tiêm mũi 1 và hơn 1 triệu người đã tiêm đủ 2 liều.

Tiêm hơn 1,4 triệu liều trong 1 ngày

Sau 5 tháng triển khai tiêm chủng, tỉ lệ sử dụng vắc-xin đạt 70% so với số vắc-xin phân bổ 18 đợt. TP HCM được phân bổ gần 5 triệu liều và là địa phương có tốc độ tiêm chủng nhanh nhất.

Hiện Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng hơn 19 triệu liều vắc-xin Covid-19. Trong các kho đang để lại 2,5 triệu liều vắc-xin Moderna và 250.000 liều vắc-xin Vero Cell để tiêm mũi thứ 2. Một nguồn tin cho biết trước ngày 15-8 sẽ có thêm 1 lô vắc-xin khoảng 1 triệu liều.

Khoảng 2 tuần gần đây, tiến độ tiêm chủng đã tăng với trung bình đạt 400.000 mũi/ngày, cao nhất ngày 10-8 đạt hơn 1,4 triệu mũi. Một số chuyên gia cho rằng số vắc-xin còn lại không nhiều. Nếu không được cấp thêm vắc-xin, nhiều địa phương sẽ hết vắc-xin để tiêm cho người dân và tiêm bổ sung mũi 2.

Bộ Y tế đã nêu đích danh 8 địa phương có tốc độ tiêm chủng vắc-xin chậm, gồm: Đồng Nai, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Thanh Hóa.

"Với các đơn vị tiêm vắc-xin tỉ lệ còn thấp so với số vắc-xin được phân bổ, Bộ Y tế sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, theo dõi và giám sát. Bộ Y tế sẽ chủ động điều chuyển vắc-xin ở nơi tiêm chậm về nơi có tốc độ tiêm nhanh. Trong các đợt phân bổ vắc-xin tiếp theo, Bộ Y tế sẽ xem xét đối với các tỉnh tiêm chậm" - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói.

Nhiều tỉnh cần chi viện vắc-xin, nhân lực - Ảnh 1.

Tiêm vắc-xin Moderna cho người lớn tuổi ở TP HCMẢnh: Hoàng Triều

Tránh tiêm chậm nhưng vẫn xin thêm

UBND tỉnh Bình Dương vừa có công văn hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét phân bổ thêm 1 triệu liều vắc-xin. Toàn tỉnh ghi nhận 32.787 ca mắc Covid-19, 176 người tử vong trong đợt dịch thứ 4.

Theo ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Dương, tỉnh cần tiến hành tiêm vắc-xin cho hơn 2 triệu người. Đến ngày 10-8, Bình Dương đã cơ bản tiêm xong số lượng vắc-xin được phân bổ. Tuy nhiên, do công tác nhập dữ liệu lên nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 quốc gia chưa theo kịp tốc độ tiêm chủng nên dữ liệu trên hệ thống chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế. Nếu được phân bổ 1 triệu liều, UBND tỉnh cam kết sẽ tiêm xong trong 10 ngày.

Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 11-8 thừa nhận có việc chậm trễ, bị động trong việc tiêm ngừa vắc-xin Covid-19. Nguyên nhân do khâu tổ chức, nhân sự đã ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng. Tỉnh đang khẩn trương phân bổ vắc-xin đợt 5, dự kiến hết ngày 13-8 sẽ tiêm hết lượng vắc-xin đã được phân bổ.

Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai thừa nhận việc tiêm vắc-xin còn chậm, mới chỉ tiêm được hơn 100.000 liều. Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết tỉnh đang quyết tâm trong 3 ngày nữa sẽ tiêm hết gần 200.000 liều vắc-xin trong đợt tiêm thứ 4 này.

Hiện tại việc thiếu nhân lực trầm trọng diễn ra tại TP Biên Hòa, nơi đang chiếm khoảng một nửa trên tổng số ca nhiễm của toàn tỉnh.

Theo TS-BS Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, toàn bộ nhân lực của tỉnh hầu như đang tập trung cho công tác phòng chống dịch nên nhân lực dành cho việc tiêm vắc-xin rất thiếu dẫn đến tiến độ tiêm vắc-xin chậm. Tỉnh Đồng Nai đặt ra mục tiêu hoàn thành tiêm vắc-xin trước ngày 15-8.

Tại buổi họp trực tuyến với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu về công tác phòng chống dịch do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chủ trì sáng 11-8, đại diện các địa phương đều đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ về nhân lực.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế, cho rằng các địa phương cần chủ động huy động nguồn nhân lực tại chỗ, đồng thời phải bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế thông qua việc tập huấn về sử dụng trang thiết bị phòng hộ, cách điều phối bệnh nhân phù hợp. Các địa phương cần huy động nguồn nhân lực y tế tư nhân, sinh viên khối ngành y dược tham gia lấy mẫu xét nghiệm hoặc tổ chức thực hiện tiêm chủng.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đề nghị các tỉnh thực hiện chiến lược phân tầng theo hướng dẫn nhằm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực y tế. Các tỉnh phải quyết liệt thực hiện chủ động "4 tại chỗ" trong phòng chống dịch, đặc biệt đẩy nhanh thiết lập các trung tâm , khu vực điều trị hồi sức tích cực (ICU), chuẩn bị chủ động về ôxy.

"Trong công tác tiêm chủng vắc-xin Covid-19, các địa phương cần quyết liệt đẩy nhanh tiến độ tiêm, tránh tình trạng tiêm chậm, nhận vắc-xin chậm nhưng vẫn đề xuất phân bổ thêm vắc-xin" - ông Trần Văn Thuấn nói.

Dịp này, Bộ Y tế quyết định cấp 700.000 test nhanh cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. 

Đề nghị hướng dẫn việc tiêm vắc-xin theo nhu cầu

Ngày 11-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết thành phố đang thực hiện chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 đợt 6, trong đó bắt đầu tiêm 19.000 liều vắc-xin ngừa Covid-19 Vero Cell đã được cấp từ 500.000 liều được tài trợ trước đó.

19.000 liều vắc-xin này sẽ được tiêm cho 3 nhóm người gồm người dân Trung Quốc làm việc tại Việt Nam; người Việt Nam có nhu cầu học tập, làm việc, kinh doanh tại Trung Quốc và người dân có nhu cầu sử dụng vắc-xin này, đặc biệt ở các địa phương sát biên giới với Trung Quốc.

Nguyên tắc của tiêm vắc-xin phòng Covid-19 dựa trên sự tự nguyện đồng ý của bệnh nhân. Theo Sở Y tế, lô vắc-xin Vero Cell cung ứng cho TP HCM theo quyết định của Bộ Y tế với số lượng 19.000 liều được tiêm ngừa ngày 10-8, theo văn bản đề xuất của các đơn vị cụ thể, trong đó có Tập đoàn FPT.

Đây là vắc-xin do Trung Quốc hỗ trợ cho Việt Nam với mục tiêu chủng ngừa, bảo vệ người dân trước dịch Covid-19; không nằm trong 1 triệu liều vừa nhập về TP HCM ngày 31-7. Hiện TP đã có hơn 3,3 triệu người được tiêm vắc-xin Covid-19, đạt 43% dân số trên 18 tuổi.

Sáng 11-8, UBND TP HCM đã có công văn khẩn gửi Bộ Y tế về việc mua, nhập khẩu vắc-xin phòng Covid-19.

UBND TP HCM kiến nghị Bộ Y tế chính thức cho phép Công ty VinaCapital thực hiện hợp tác công - tư, tổ chức thu phí tiêm vắc-xin theo cơ chế "mua 5 liều vắc-xin sẽ tặng xã hội 1 liều". Hiện Bộ Y tế chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện tổ chức tiêm cho các đối tượng có nhu cầu và tự trả chi phí tiêm chủng. UBND TP HCM cũng kiến nghị Bộ Y tế sớm ban hành quy định cụ thể giá dịch vụ tiêm chủng và đề nghị bộ xem xét, ký bản cam kết miễn trừ trách nhiệm khi có yêu cầu từ nhà sản xuất, nhà cung ứng vắc-xin.

Bộ Y tế cũng vừa có văn bản gửi UBND TP HCM đồng ý để Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn nhập khẩu 5 triệu liều vắc-xin Covid-19 (Vero Cell), Inactivated (sản xuất tại cơ sở Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd (Trung Quốc). Trước đó, ngày 31-7, Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn đã tiến hành thủ tục nhập khẩu thông quan tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và tiếp nhận 4 lô vắc-xin với tổng số lượng 1 triệu liều, bảo quản tại kho của công ty.

Các lô vắc-xin này đã được Viện Kiểm định quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y tế tiến hành kiểm định chất lượng và cấp các giấy chứng nhận xuất xưởng vắc-xin, sinh phẩm y tế. Do đó, các lô vắc-xin nhập khẩu này đủ điều kiện để đưa ra sử dụng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo