xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những đứa trẻ bị từ chối

Hiếu Nghi

Một người mẹ trẻ - sinh viên - đẩy đứa con sơ sinh của mình từ tầng 12 chung cư ở Hà Nội xuống đất gây sững sờ dư luận. Vụ việc đang được điều tra nhưng sự thật đớn đau là đứa trẻ ấy đã bị tước đoạt mạng sống.

Không thể hiểu nổi và cũng không thể biện minh cho hành động của cô gái trong vụ việc trên. Dù là mẹ, cô cũng không có quyền giết đi một sinh linh vô tội. Đáng tiếc, câu chuyện đau lòng trên không phải là cá biệt trong xã hội hiện nay. Bằng cách này hay cách khác, nhiều cô gái trẻ tự tìm lý do cực đoan nhất để khỏa lấp sai lầm của bản thân: hủy bỏ đứa trẻ được tựu hình trong lòng mình.

Theo công bố mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước đứng thứ 3 thế giới về các ca nạo phá thai (sau Trung Quốc và Nga). Còn theo con số được báo cáo chính thức của các cơ quan chức năng Việt Nam, mỗi năm trên toàn quốc có đến 250.000 - 300.000 ca phá thai. Thật khủng khiếp! Dù muốn hay không, chúng ta cũng phải thừa nhận những thai nhi với nhịp tim rõ ràng có thể nghe thấy được là những hình hài của sự sống. Bên cạnh đó, hằng ngày chúng ta đều nghe thông tin có trẻ sơ sinh bị bỏ rơi khắp nơi: trong thùng rác, khu công nhân, nhà chùa, bệnh viện...

Tuổi trẻ luôn muốn tự do nhưng thiếu kiến thức và sự tiếp nối về văn hóa, tự do của tuổi dễ tiếp cận tương lai mịt mờ đầy bẫy rập. Nguyên nhân dễ thấy là lớp trẻ thiếu kiến thức về giới tính nghiêm trọng. Hầu như ở giai đoạn trung học, kiến thức này không được đề cập nghiêm túc và bài bản ở trường, trong khi lứa tuổi này dễ mắc sai lầm nhất. Ở cấp đại học, nhiều phóng túng nhưng lại được xem là hiển nhiên đã có kiến thức về sinh sản, có kinh nghiệm xã hội...

Rời khỏi gia đình, nhiều người trẻ đã sớm muốn thoát ly những ràng buộc về kinh nghiệm sống, văn hóa mà các thế hệ đi trước truyền đạt. Tự khẳng định mình và chiều theo bản năng trong khi kinh nghiệm sống ít ỏi dễ đẩy họ vào những bước ngoặt xót xa của cuộc đời. Khi hậu quả xảy ra, họ lo sợ không dám tìm sự giúp đỡ của người xung quanh và vội tìm cách chối bỏ. Một vấn đề khác, bởi có quá nhiều ràng buộc về hoàn cảnh, nhiều bậc cha mẹ cũng không có điều kiện để truyền đạt kiến thức và bên con cái khi cần. Xa hơn, nhiều người còn không đủ kiến thức để giúp đỡ chính con mình.

Ruồng bỏ một đứa trẻ dễ không? Rất dễ. Trong khi công tác tư vấn, ổn định tâm lý và nỗ lực giành lấy những sinh linh này chưa được xem trọng. Đó là chưa kể bao nhiêu điểm nạo phá thai chui nhan nhản ở các tỉnh, thành.

Trái lại, ở các quốc gia được xem là rất thoáng về quan hệ nam nữ như châu Âu thì công tác tư vấn về phá thai được chú trọng rất kỹ. Đơn cử như tại Đức, muốn đến bệnh viện phá thai sẽ phải có thư đồng ý của Ủy ban Tư vấn tâm lý của Trung tâm Bảo trợ phụ nữ. Luật phá thai ở Đức cũng nghiêm cấm phá thai trên 10 tuần tuổi. Mọi cân nhắc về thai nhi được đặt ra kỹ càng, nghiêm khắc.

Một trẻ sơ sinh mất đi chưa bao giờ là chuyện cá nhân của một bà mẹ. Đây là câu chuyện của xã hội, thuộc trách nhiệm của xã hội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo