xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lòng vòng "thu giá", "thu phí", "thu tiền"!

A.Q

Trước sự xôn xao của dư luận về đề xuất đổi tên "trạm thu phí" (BOT đường bộ) thành "trạm thu tiền", ngày 8-5, đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã lên tiếng nói lại cho rõ trên một tờ báo.

Theo đó, Bộ GTVT không hề đề xuất đổi tên các trạm thu phí thành "trạm thu tiền" mà chỉ đưa ra khái niệm cũng như giải thích nội hàm của các trạm thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ theo đúng quy định của Luật Giá (?!).

Cho dù chỉ "đưa ra khái niệm" hay "giải thích nội hàm" đi nữa thì cũng đủ cho thấy ý muốn chủ quan của Bộ GTVT là cải họ thay tên. Làm thế có ích gì khi bản chất của vấn đề chẳng hề thay đổi, chủ phương tiện khi qua trạm BOT vẫn phải trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định của nhà nước. Người dân không cần nghe giải thích lòng vòng, chỉ biết đơn giản là có sử dụng dịch vụ giao thông thì phải trả tiền, vậy thôi!

Đây là lần thứ ba Bộ GTVT luẩn quẩn với phí - giá - tiền. Đầu năm 2018, bộ đổi tên "trạm thu phí" thành "trạm thu giá", bị dư luận công kích, sau đó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xem lại. Đến tháng 7-2018, bộ quay lại với tên gọi cũ "trạm thu phí" và nay thì đưa ra khái niệm "trạm thu tiền" để "giải thích nội hàm" (!). Vụ này khiến người ta liên tưởng tới truyện cười dân gian "Ở đây có bán cá tươi". Nếu tham chiếu theo truyện cười thì tại các trạm BOT chẳng cần phải gắn biển tên làm gì!

Trong ngôn ngữ nói chung và Việt ngữ nói riêng có một tu từ pháp gọi là uyển ngữ (euphemism). Đây là cách nói giảm, nói tránh bằng cách vận dụng từ - ngữ thay thế sao cho sự việc được hiểu một cách tế nhị, lịch sự hơn. Phép tu từ này làm cho tiếng mẹ đẻ thêm trong sáng và phong phú. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều nơi đã vận dụng phép nói giảm, nói tránh này vào việc diễn đạt văn bản hoặc loan tin về sự việc với chủ ý tạo cách hiểu khác, có khi cố tình đánh tráo khái niệm nhằm giảm nhẹ trách nhiệm công vụ hoặc xoa dịu dư luận. Chẳng hạn, vụ phóng viên tác nghiệp hợp pháp trên cầu Nhật Tân, Hà Nội (tháng 9-2016), bị hai công an viên cản trở, đấm vào mặt gây sưng vều, đạp vào người từ phía sau… nhưng cơ quan chức năng sau đó kết luận "gạt tay vào má" và "có hành vi giơ chân lên cao nhưng không trúng..."; hoặc như tình trạng ngập sâu ở TP HCM được người đứng đầu sở chuyên trách bảo là "tụ nước", kẹt xe kéo dài thì gọi là "ùn ứ". "Tụ nước" mà lút cả nửa chiếc xe, người dân tát cả đêm nước mới vơi khỏi nhà! Hay mới đây, bài thi THPT quốc gia năm 2018 của hơn 100 thí sinh ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La được xác định có gian lận điểm song Bộ Giáo dục và Đào tạo gọi là "nâng điểm"; nhiều thí sinh có bài thi gian lận điểm bị nhà trường đuổi học nhưng bộ không nói thẳng ra như vậy mà nhẹ nhàng gọi "trả về địa phương"...!

Người Việt có thành ngữ "nói toạc móng heo", không chỉ ẩn dụ hành vi mà còn khuyến lệ một thái độ sống và làm việc, đó là hãy nói thẳng, nói thật. Nhìn thẳng vào sự thật thì mới đánh giá đúng bản chất vấn đề, từ đó mới có giải pháp xử lý chính xác; nếu làm ngược lại thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo