xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phá nát vịnh Mân Quang

Bài và ảnh: VĨNH QUYÊN

Rác thải nhựa và nguồn xả thải từ lồng bè trái phép đổ thẳng xuống vịnh Mân Quang (TP Đà Nẵng) làm cho vịnh này bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan môi trường bị phá vỡ

Tình trạng nuôi cá lồng bè trái phép trên vịnh Mân Quang (thuộc 3 phường Thọ Quang, Mân Thái và Nại Hiên Đông của quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) diễn ra gần 20 năm qua. Nguồn xả thải từ lồng bè và rác thải nhựa trên bờ đã gây ô nhiễm nặng, phá nát cảnh quan của vịnh này.

Ô nhiễm nặng nề

Đi dọc con đường mòn dẫn vào vịnh là khu vực người dân nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá, hàu, nghêu, ốc các loại. Khung cảnh đập vào mắt chúng tôi là tình trạng nhếch nhác, những lồng bè để lộ thiên chẳng khác nào bãi chiến trường.

Phá nát vịnh Mân Quang - Ảnh 1.

Nuôi trồng thủy sản trái phép và rác thải nhựa gây ô nhiễm nghiêm trọng vịnh Mân Quang

Nhìn ra xa, có cả trăm lồng bè của hơn 50 hộ dân. Dãy lồng bè phân bố dọc theo vùng nước giáp đường Hồ Hán Thương, kéo dài đến cảng Sông Thu, tiếp giáp với âu thuyền Thọ Quang. Trong lòng vịnh Mân Quang, nhiều chỗ lồng bè bố trí dày đặc, đến mức không còn một chỗ trống.

Phá nát vịnh Mân Quang - Ảnh 2.

Từ năm 2000, người dân địa phương và một số người từ Quảng Nam về khu vực vịnh Mân Quang nuôi trồng thủy sản. Bất chấp lệnh cấm của chính quyền TP Đà Nẵng, người dân vẫn không di dời, thậm chí lượng người đến chiếm chỗ nuôi còn tràn lan hơn. Ông P.N.V (ngụ huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) nói: "Tôi cũng nghe nói vùng này đã được cấp trên quy hoạch làm dự án đô thị gì đó. Nhưng vì cuộc sống nên chúng tôi chỉ làm tạm qua ngày để kiếm sống. Khi nào TP buộc di dời thì chịu thôi. Nếu di dời, bà con sẽ khó có chỗ nuôi trồng phù hợp như ở đây...".

Trong khi tình trạng nuôi trồng thủy sản trái phép xuất hiện tràn lan dưới vịnh thì trên bờ, vịnh Mân Quang đang bị rác thải tấn công. Từ chân cầu Mân Quang dẫn ra cầu cảng gần Đồn Biên phòng Mân Quang, rác thải nhựa, chủ yếu là túi ni-lông, lốp xe, thùng xốp, thùng nhựa… vứt bỏ đầy bên bờ vịnh. Một lượng lớn rác thải nhựa tuồn xuống lòng vịnh trước khi tìm đường ra biển.

Rác thải và nguồn xả thải từ các lồng bè trái phép này đổ thẳng xuống vịnh, gây ô nhiễm nặng nề, phá nát cảnh quan vịnh Mân Quang. Do nguồn nước không bảo đảm, những năm qua, năm nào cũng xảy ra tình trạng hải sản chết hàng loạt ở vịnh này.

Buộc phải di dời

Mới đây, UBND TP Đà Nẵng họp bàn về việc di dời, xử lý tình trạng nuôi trồng thủy sản trái phép tại khu vực vịnh Mân Quang (quận Sơn Trà) và khu vực nuôi cá lồng bè trên sông Cổ Cò (quận Ngũ Hành Sơn). UBND TP Đà Nẵng yêu cầu cơ quan liên quan vào cuộc xử lý, trong đó có việc lập quy hoạch vùng nuôi mới, tạo điều kiện cho người dân đến khu vực phù hợp khác để tiếp tục nuôi trồng thủy sản, cá lồng bè.

Nói về việc khắc phục ô nhiễm vịnh Mân Quang, ông Võ Đình Công, Chủ tịch UBND phường Thọ Quang, giãi bày: Khu vực nuôi trồng thủy sản này không thuộc địa bàn quản lý của phường. Do khu vực đã có dự án nên các hộ dân tại đây chỉ đang ở tạm để làm ăn. Còn việc rác thải gây ô nhiễm đang được các xí nghiệp vệ sinh môi trường xử lý.

Ông Đặng Duy Hải, Phó trưởng Chi cục Thủy sản TP Đà Nẵng, cho rằng đã đến lúc phải giải quyết triệt để ô nhiễm môi trường khu vực vịnh Mân Quang chứ không chần chừ được nữa. Trước mắt, Chi cục Thủy sản TP đã chỉ đạo Phòng Thanh tra của chi cục rà soát, kiểm tra hiện trạng nuôi trồng thủy sản trái phép, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp di dời các hộ nuôi ra khỏi khu vực.

Ông Dương Viễn Đông, Trưởng Phòng Thanh tra thuộc Chi cục Thủy sản TP, cho biết chi cục đang chủ trì lập dự án di dời, tìm địa điểm nuôi trồng mới phù hợp để người dân chấp hành theo quy định. Việc tìm địa điểm mới tiến hành trong tháng 9 để trình UBND TP xem xét. Sau đó, chi cục sẽ thông báo cho người dân về chủ trương di dời và địa điểm nuôi trồng thủy sản mới. Trường hợp không chấp hành, buộc phải cưỡng chế theo quy định. 

Lẽ ra, từ sau các vụ cá chết hàng loạt do ô nhiễm nguồn nước ở vịnh Mân Quang vào các năm 2010, 2013, 2014…, chính quyền địa phương phải tính đến phương án di dời các hộ nuôi trồng thủy sản tại đây chứ không để tái diễn như hiện nay.

Đơn vị đồng hành

Phá nát vịnh Mân Quang - Ảnh 4.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo