xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phục hồi kinh tế - xã hội thủ đô

BẠCH HUY THANH

Hà Nội nỗ lực kiểm soát dịch Covid-19, làm tiền đề phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì với các ngành liên quan khẩn trương tham mưu thành phố thành lập ban chỉ đạo (hoặc tổ công tác đặc biệt) về phục hồi kinh tế, thúc đẩy các dự án đầu tư, tháo gỡ khó khăn hoạt động sản xuất - kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Ưu tiên hàng đầu

Trải qua thời gian 2 tháng giãn cách xã hội, tình hình sản xuất - kinh doanh của các ngành, lĩnh vực ở Hà Nội bị tác động tiêu cực, nhiều hoạt động bị đình trệ, ảnh hưởng cuộc sống, sinh kế của người dân.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết thành phố sẽ tập trung chuyển trạng thái từ "không Covid" sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh như Chính phủ chỉ đạo. Phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội là mối quan tâm hàng đầu của thành phố. Ngay trong lúc thực hiện giãn cách xã hội, thành phố đã bổ sung 500 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách năm 2021 ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội TP để cho vay đối với người lao động có nhu cầu để phục hồi và phát triển sản xuất - kinh doanh...

Hiện nay, UBND TP Hà Nội đã và đang triển khai kế hoạch tăng tốc phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng 3 nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt từ nay đến cuối năm là: Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; điều hành, thu - chi ngân sách hiệu quả, đúng hướng; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh.

Về nhiệm vụ phòng chống dịch, thành phố sẽ tiếp tục quan điểm nhất quán là luôn linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng chống dịch để vừa bảo đảm phát triển kinh tế vừa bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng cho người dân.

Phục hồi kinh tế - xã hội thủ đô - Ảnh 1.

Các trung tâm thương mại tại TP Hà Nội nhộn nhịp mở cửa trở lại từ cuối tháng 9. Ảnh: NGÔ NHUNG

Đồng bộ các giải pháp

Ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội, cho biết quý III/2021, tăng trưởng kinh tế bị chậm lại, trong đó có nhiều chỉ tiêu tháng 9 tuy tăng so với tháng 8 nhưng giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý III/2021 giảm 7,02% so với cùng kỳ năm 2020, nhất là khu vực dịch vụ và các ngành công nghiệp, xây dựng; tính chung 9 tháng tăng 1,28% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 9 tháng ước đạt hơn 176.000 tỉ đồng, đạt gần 75% dự toán trung ương giao, bằng 105,4% so với cùng kỳ. Chi ngân sách địa phương 9 tháng ước đạt 46.338 tỉ đồng, đạt 42,7% dự toán, bằng 95,5% so với cùng kỳ. Một số lĩnh vực vẫn gặp nhiều khó khăn như văn hóa, thương mại du lịch, khách sạn; tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 và năm 2020 kéo dài thấp hơn so với cùng kỳ năm trước; thu hút FDI đạt thấp…

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới đó là giữ vững thành quả chống dịch, xử lý dứt điểm các ca bệnh mới. Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, đứng đầu là trưởng đơn vị phải quyết tâm giữ vững thành quả chống dịch; tuyệt đối không được có tâm lý thỏa mãn, coi nhẹ dịch bệnh khi có dấu hiệu lắng xuống; luôn giữ tinh thần chiến đấu; thường xuyên giao ban, rút kinh nghiệm những hạn chế để có giải pháp tốt hơn; phải đặt mục tiêu an toàn là trên hết; tiêu chí về an toàn phòng chống dịch bệnh phải cao hơn tiêu chí chung của cả nước.

"Các cấp, ngành thành phố phải đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Hà Nội ở mức cao nhất trong quý IV và cả năm 2021, làm tiền đề thúc đẩy tăng trưởng năm 2022 và những năm tiếp theo, góp phần hoàn thành cao nhất mục tiêu tăng trưởng mà Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII đã đề ra" - ông Chu Ngọc Anh cho biết.

Theo lãnh đạo TP Hà Nội, để làm được điều đó, ngay từ bây giờ, các đơn vị phải bắt tay ngay vào việc: Xây dựng kế hoạch phục hồi, phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương quản lý; xây dựng tiêu chí sản xuất - kinh doanh thích ứng an toàn dịch bệnh trong ngành, lĩnh vực phụ trách; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp; tổ chức các hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.

Ngoài ra, thúc đẩy phát triển 5 ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh: Thương mại, dịch vụ; sản xuất công nghiệp, chế biến; công nghiệp xây dựng; du lịch; vận tải và ngành nông nghiệp - trụ đỡ của nền kinh tế. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, kêu gọi đầu tư hạ tầng và đầu tư lấp đầy các khu - cụm công nghiệp. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, tiết kiệm chi phí, mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo hướng hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Thành ủy Hà Nội đã ban hành nghị quyết chỉ đạo về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của TP Hà Nội; nghị quyết về chủ trương triển khai đầu tư dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 4. Đây là những quyết sách chiến lược, lâu dài nhằm tạo động lực phát triển cho thủ đô. 

Lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, quận, huyện, thị xã phải xem công tác giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng từ nay đến cuối năm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng. Kiên định mục tiêu phấn đấu tỉ lệ giải ngân đạt trên 95% kế hoạch năm 2021.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo