xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quả đắng bao cấp

A.Q

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) dự kiến sản lượng và doanh thu hợp nhất năm nay giảm 23% so với năm 2019, dẫn tới lỗ nặng: hơn 1.394 tỉ đồng.

Đọc mấy thông tin trên mà rụng rời chân tay! Đã gần 2 năm chuyển quyền đại diện phần vốn nhà nước của doanh nghiệp từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, VNR chưa thể gỡ hết những vướng mắc về giải ngân, lại còn lỗ nặng. Tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 vẫn còn, nhu cầu chuyên chở bằng tàu lửa ngày càng giảm, đường sắt chưa đổi mới đáng kể…, từ đây có thể thấy tương lai u ám của ngành này, khó tìm được lối ra.

Quả đắng bao cấp - Ảnh 1.

TP HCM hiện chỉ còn 91 tuyến xe buýt có trợ giá.

Lẽ nào cứ dựa mãi vào ngân sách và ai cũng bám riết ngân sách, trong khi "bầu sữa" này có hạn?! Đứa con nào rồi cũng phải cai sữa mẹ và lớn lên. Quy luật là vậy nhưng thực tế vẫn luôn có những "đứa con" đi ngược quy luật. Vì ngược nên èo uột, lay lắt.

Trợ giá xe buýt là một chính sách được TP HCM áp dụng từ lâu, năm 2003. Ngay thời điểm áp dụng đã thể hiện tính đúng đắn với mục tiêu khuyến khích người dân, công chức đi lại bằng phương tiện công cộng, qua đó kéo giảm sự gia tăng của phương tiện cá nhân, nhờ vậy hạn chế tình trạng ùn tắc đường, ô nhiễm, tai nạn...

Ban đầu mỗi năm ngân sách TP chi 600-700 tỉ đồng, giai đoạn gần đây chi bình quân hơn 1.000 tỉ đồng/năm. Dù các khoản tốn kém đều là "tiền tươi, thóc thật" nhưng kết quả mang lại khá mờ nhạt, không đạt mục tiêu đặt ra. Người sử dụng xe buýt ngày càng ít hơn, đa phần xe xuống cấp hơn và một bộ phận hành khách cảm thấy... sợ xe buýt hơn vì chạy ẩu, thiếu thân thiện, chưa sạch sẽ, tồn tại nạn móc túi, giật dọc... 

Năm 2012, lượng khách đi xe buýt tại TP đạt trung bình 305 triệu lượt/năm. Tới năm 2020, cơ quan quản lý - điều hành chuyên trách đưa ra kế hoạch đạt 147 triệu lượt khách, tức là giảm tới 158 triệu lượt so với 8 năm trước! Từ cuối năm 2018 đến nay, 10 tuyến xe buýt có trợ giá ngưng hoạt động, nguyên nhân chính là do lượng khách đi xe buýt tụt dốc, thu không đủ bù chi. Hiện TP còn 91 tuyến xe buýt có trợ giá.

Khách giảm, xe cũng giảm nhưng mức trợ giá lại được đề xuất tăng! Năm 2020 này, ban đầu mức trợ giá xe buýt theo dự toán là 1.150 tỉ đồng, song mới đây Sở GTVT TP đề xuất xin thêm 161 tỉ đồng vì "1.150 tỉ đồng là không đủ" (?!) Lý giải cho "sự ngược đời" kể trên, hôm 19-6, trao đổi với báo chí, ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám đốc Sở GTVT TP, cho rằng vận tải hành khách công cộng phải được bao cấp, việc đề xuất xin thêm 161 tỉ đồng đã được Sở GTVT cân nhắc rất kỹ. Hiện ngành GTVT TP đang xây dựng đề án tính trợ giá xe buýt tiết kiệm và đúng quy định, đồng thời nâng cao hiệu quả việc quản lý.

Chẳng biết bao nhiêu năm qua Sở GTVT và Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP đã làm gì mà đến bây giờ mới "xây dựng đề án tính trợ giá xe buýt tiết kiệm"? Vậy có thể hiểu đồng tiền ngân sách đã bị chi dùng lãng phí trong thời gian dài. Đó là hậu quả tất yếu của tư duy bao cấp.

Từ những chuyện trên mới thấy niềm khao khát về các tuyến metro của người dân lớn và cấp bách đến mức nào...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo