xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quá nhiều cung đường tử thần

Hiếu Nghi

Chỉ một vụ va chạm trên Quốc lộ nhưng có đến 8 người chết, 7 người trọng thương. Thật là kinh hoàng với vụ tai nạn vừa xảy ra trên đoạn đường qua khu vực Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

Từ nhiều năm qua, báo chí và cả dư luận xã hội không còn lạ gì với những vụ tai nạn nghiêm trọng ở quãng đường này và nó được gọi là "cung đường tử thần". Cách địa điểm xảy ra vụ tai nạn trên không xa, tại thị trấn Thuận Nam (huyện Hàm Thuận Nam) vào tháng 5-2016 đã xảy ra vụ 2 ôtô giường nằm và 1 xe tải tông nhau, bốc cháy làm 13 người chết, 40 người bị thương. 

Trước đó, cũng đoạn đường này, 2 ôtô chở khách tông nhau trực diện làm 10 người chết tại chỗ, nhiều người khác trọng thương. Còn những vụ xe chở khách tông xe máy, va quệt rồi lao vào nhà dân xảy ra rất nhiều lần và đây là nỗi ám ảnh của người dân nơi đây.

Nguyên nhân trực tiếp có thể nói là do lỗi phần lớn của tài xế: chạy quá tốc độ, thiếu quan sát, lấn đường… Ai đã từng đến nơi này sẽ không khỏi rùng mình trước tốc độ các loại xe chạy qua khu vực này. Nhất là vào ban đêm, tầm nhìn hạn chế nhưng các tài xế cứ phóng bạt mạng, chỉ cần một sơ suất nhỏ hoặc có tình huống bất ngờ thì chắc chắn thảm cảnh sẽ xảy ra.

Nguyên nhân khác, đường nơi đây hẹp nhưng không lắp đầy đủ dải phân cách, trong khi mật độ lưu thông rất đông, tài xế lại chủ quan nên tai nạn xảy ra là điều khó tránh khỏi. Vấn đề này sau mỗi vụ tai nạn đều được nêu ra, các cơ quan chức năng cũng nhiều lần kiến nghị khắc phục nhưng nhiều năm qua vẫn chưa có gì thay đổi.

Có một nguyên nhân lẩn khuất khác là con đường này không được đầu tư mở rộng, hoàn thiện bởi vì nhiều cơ quan đang ngóng chờ xây dựng đường cao tốc BOT nối Dầu Giây (Đồng Nai) với Phan Thiết (Bình Thuận) với hy vọng giảm tải cho Quốc lộ này. Nhiều năm chờ và tai nạn thì không ngừng nghỉ.

Nhưng chúng ta không chỉ có một cung đường tử thần. Cách đây hơn tuần, một xe khách lao xuống vực ở khu vực huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Gần 40 hành khách bị đè trong thùng xe lật úp, gãy đôi. Khi lực lượng cứu nạn đưa mọi người ra ngoài đã có 5 người chết. Rồi vụ xe chở khách lao xuống vực ở huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) hồi tháng 4-2020 làm 4 người chết tại chỗ. Ngay tại các đô thị lớn như TP HCM, Hà Nội, Thủ Dầu Một (Bình Dương)… cũng thường xuyên xảy ra tai nạn làm chết nhiều người. Theo cơ quan chức năng, tính bình quân, mỗi ngày ở nước ta có đến 21 người chết vì tai nạn giao thông.

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông chẳng còn mới lạ gì: hệ thống đường sá chưa đồng bộ, xuống cấp; lượng phương tiện tham gia giao thông tăng quá nhanh; ý thức người tham gia giao thông kém; quy hoạch hạ tầng yếu, khu công nghiệp xen lẫn khu dân cư, đường đô thị dùng chung đường sản xuất kinh tế… Vấn đề là khắc phục những tồn tại này thế nào, trong thời hạn bao lâu và được ưu tiên như thế nào?

Điều dễ thấy nhất là giao thông trì trệ thì kinh tế phát triển chậm chạp. Mất an toàn giao thông sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy về xã hội. Không có gì quan trọng hơn tính mạng con người, nên đây là vấn đề cần ưu tiên cấp bách nhất. Càng chậm chạp càng trả giá đắt. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo