xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quản chặt xe hợp đồng trá hình

Bài và ảnh: Văn Duẩn

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định "xe dù, bến cóc", xe hợp đồng trá hình sẽ bị xử lý nghiêm qua công nghệ

Nhiều năm qua, loại hình xe khách trá hình xe hợp đồng hoạt động rầm rộ tại các đô thị lớn của nước ta, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động vận tải hành khách, phá vỡ trật tự an toàn giao thông; tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh, khiến ngân sách thất thu hàng trăm tỉ đồng/năm.

Hoạt động bát nháo

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, trong mấy năm gần đây, số lượng xe vận tải hành khách hoạt động theo hình thức hợp đồng (HĐ) tăng nhanh chóng.

Trước kia, số lượng xe HĐ chỉ chiếm khoảng 10% thì nay tới 60% trong tổng số loại hình vận tải hành khách đường bộ. Một trong những lý do là vì quy định của pháp luật chưa chặt chẽ nên đã để tình trạng này nở rộ. Cụ thể, theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP (Nghị định 86) của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, kinh doanh vận tải hành khách theo HĐ được quy định khá đơn giản chỉ là sự thỏa thuận giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người thuê vận tải. Các đơn vị kinh doanh vận tải được đón trả khách tại các điểm đã ghi trong HĐ; khi vận chuyển hành khách, tài xế mang theo HĐ vận chuyển, danh sách hành khách…

Quản chặt xe hợp đồng trá hình - Ảnh 1.

Nhiều xe theo loại hình Limousine dừng đón khách trong nội đô Hà Nội

"Chính vì thế, các doanh nghiệp (DN) hoạt động vận tải hành khách HĐ thường lách luật theo hướng này để qua mặt các cơ quan chức năng, chạy tuyến cố định. Thậm chí, nhiều DN lớn còn thành lập nhà chờ đón khách, sử dụng các xe trung chuyển, mở "bến cóc" ngay trên các tuyến đường nội đô" - ông Quyền thông tin.

Là địa phương rất "nhức nhối" với tình trạng xe khách HĐ trá hình, ông Bùi Hồng Minh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Quảng Ninh, cho biết hằng ngày có hàng trăm xe HĐ "trá hình" chạy tuyến cố định (thường gọi là xe Limousine) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Dù biết đa số xe đó hoạt động vi phạm pháp luật nhưng việc xử lý của lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn bởi khi xử lý thì hầu hết tài xế đều xuất trình đầy đủ các giấy tờ. Mấu chốt ở đây là các quy định pháp luật cho loại hình vận tải theo HĐ chưa chặt chẽ, đặc biệt là chưa theo kịp thực tiễn, tạo kẽ hở cho các DN lách luật.

Đề cập ý kiến cho rằng xe Limousine là loại hình được người dân ưa chuộng và lựa chọn, nên coi đây là loại hình mới để quản lý, ông Bùi Hồng Minh thừa nhận ở góc độ người sử dụng, dịch vụ này có những thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, ở góc độ quản lý, ông Minh cho rằng phải công bằng, bình đẳng trong kinh doanh vận tải. Ví dụ, trong khi các DN vận tải hoạt động theo tuyến cố định phải vào bến đón trả khách thì những DN vận tải chạy theo HĐ "lách luật" đón, trả khách không đúng nơi quy định, đặc biệt thường xuyên chạy vào nội đô dẫn đến nguy cơ ùn tắc và tai nạn giao thông.

Hồi đầu tháng 8, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đã có văn bản yêu cầu các bộ như Công an, GTVT và Chủ tịch UBND các tỉnh, TP như Hà Nội, Quảng Ninh xem xét đơn kiến nghị của DN về tình trạng "xe dù, bến cóc".

Cần hoàn thiện các quy định

Ông Nguyễn Văn Quyền cho rằng một phần nguyên nhân khiến các bến xe ngày càng vắng khách là tình trạng xe HĐ trá hình chạy như tuyến cố định bùng phát với số lượng lớn, trong khi cơ quan quản lý chậm đưa ra giải pháp xử lý. Do đó, bên cạnh việc thực hiện tốt giải pháp về quy hoạch, cần tăng cường quản lý đối với vận tải khách theo HĐ bằng việc nâng điều kiện kinh doanh đối với loại hình này tương đồng với điều kiện kinh doanh tuyến cố định. Điều này sẽ tránh được việc lợi dụng hình thức HĐ tranh giành khách trong phân khúc thị trường vận tải khách tuyến cố định.

"Cần phân định rõ vận tải khách cố định và HĐ bằng việc làm rõ, thống nhất khái niệm HĐ vận tải trong các văn bản quy phạm pháp luật" - ông Quyền nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86 sẽ có điều chỉnh để tất cả loại hình vận tải bảo đảm hoạt động công bằng theo đúng pháp luật, có chế tài, giải pháp quản lý "xe dù, bến cóc", xe trá hình.

Để quản lý xe HĐ, trong dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86 mới nhất mà Bộ GTVT vừa báo cáo Chính phủ quy định: Đối với taxi, xe HĐ, xe du lịch có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong 1 tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.

Việc bổ sung nội dung này trong dự thảo, theo lý giải của Bộ GTVT là nhằm bảo đảm quản lý đúng loại hình kinh doanh vận tải, tránh đăng ký loại hình xe HĐ nhưng hoạt động như tuyến cố định, đăng ký kinh doanh tại địa phương này nhưng sau đó đưa phương tiện sang địa phương khác hoạt động dẫn đến mất trật tự vận tải, cạnh tranh không lành mạnh với tuyến cố định và taxi trên địa bàn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, hiện Bộ GTVT đang tập trung hoàn thiện sửa đổi Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt để có chế tài đủ mạnh xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông. Đến nay, 26 bộ - ngành đã thống nhất với nội dung nghị định, Bộ GTVT đã tiếp thu và trong năm 2019 sẽ trình Chính phủ ban hành.

Bộ GTVT đang chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu để tích hợp hệ thống công nghệ thông tin trên các tuyến quốc lộ. Bộ GTVT đã đưa vào Nghị định 46, Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) một số nội dung để phạt nguội, hình thành cơ sở dữ liệu để giám sát hoạt động trên tất cả các tuyến đường và xử lý nghiêm thông qua hệ thống camera giám sát. Khi Nghị định 46 và Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) được ban hành, hoạt động vận tải, nhất là "xe dù, bến cóc", xe HĐ trá hình sẽ được quản lý và xử lý nghiêm minh qua hệ thống công nghệ. Bộ GTVT sẽ chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành để quản lý tài xế, hoạt động vận tải. 

Nhiều khó khăn trong xử lý

Ông Trần Nhật Quang, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, cho biết riêng gần 6 tháng đầu năm nay, lực lượng thanh tra đã kiểm tra, xử phạt trên 3.300 trường hợp xe khách vi phạm, trong tổng số xe khách bị xử lý nói trên có 994 xe HĐ.

Tuy nhiên, theo ông Quang, công tác kiểm tra xử lý đang gặp nhiều khó khăn. Địa bàn rộng, lực lượng mỏng trong khi các phương tiện xe HĐ, đặc biệt là loại hình xe Limousine áp dụng các thủ đoạn tinh vi, dừng đỗ đón khách ở các khu vực không bị cấm, còn các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý loại hình này có nhiều bất cập nên lực lượng chức năng khó xử lý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo