xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ vụ sàm sỡ trong thang máy, xâm hại bé gái 9 tuổi: Bịt lỗ hổng luật pháp

Huy Thanh

Luật pháp hiện hành đang có những lỗ hổng lớn trong việc xử lý hành vi quấy rối tình dục, xâm hại tình dục... để người phạm tội có cơ hội lách luật

Sự việc Đỗ Mạnh Hùng (SN 1982, quê TP Hải Phòng) sàm sỡ, "cưỡng hôn" chị P.H.V (20 tuổi) trong thang máy nhưng chỉ bị phạt 200.000 đồng và vụ án bé gái 9 tuổi bị xâm hại tình dục nhưng nghi can chỉ bị khởi tố về tội "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" đang khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về những lỗ hổng trong luật pháp hiện hành.

Dư luận bất bình

Ngày 19-3, Công an TP Hà Nội cho biết ngay sau khi nghe báo cáo kết quả điều tra ban đầu vụ án "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" xảy ra tại huyện Chương Mỹ, giám đốc Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo Cơ quan Điều tra (CQĐT) Công an TP Hà Nội tiếp nhận hồ sơ vụ án từ CQĐT Công an huyện Chương Mỹ để điều tra mở rộng, xem xét xử lý đối tượng về hành vi "Hiếp dâm trẻ em". Ngay sau đó, CQĐT Công an huyện Chương Mỹ đã thực hiện lệnh tạm giam 2 tháng đối với Nguyễn Trọng Trình - bị can của vụ án.

VKSND TP Hà Nội nhận thấy hành vi của Nguyễn Trọng Trình có dấu hiệu phạm vào tội "Hiếp dâm người dưới 16 tuổi" được quy định tại điều 142 Bộ Luật Hình sự năm 2015, là loại tội đặc biệt nghiêm trọng. Việc các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Chương Mỹ khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Nguyễn Trọng Trình về tội "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" là chưa đánh giá đúng bản chất vụ án; dẫn đến không áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị can, làm cho dư luận xã hội bất bình và gây bức xúc cho gia đình người bị hại.

Còn với vụ "cưỡng hôn", luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch Công ty TAT Law Firm (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), nhận định hành vi của Đỗ Mạnh Hùng trong thang máy bị camera ghi lại cũng như độ tuổi của cả 2 người đều không phù hợp để xử lý về hành vi "dâm ô" mà chỉ có thể xử phạt hành chính với mức phạt từ 100.000 - 300.000 đồng theo điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Tuy nhiên, việc xử phạt ông Hùng 200.000 đồng là không tương xứng với hành vi. Từ đây cho thấy hiện đang thiếu cơ sở luật pháp để xử lý những trường hợp đặc thù này. Pháp luật đang "nhốt chung" việc xử phạt các hành vi theo điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, dẫn đến nhìn tổng thể sẽ thấy các mức phạt là phù hợp với hầu hết các hành vi nhưng đối với hành vi này lại chưa phù hợp. Điển hình với hành vi như tiểu tiện bừa bãi có thể bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng, cao gấp nhiều lần hành vi sàm sỡ của ông Hùng.

Bản thân chị P.H.V ngay sau khi biết tin công an chỉ phạt đối tượng sàm sỡ mình 200.000 đồng thì rất thất vọng: "Mức phạt quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Luật pháp đã quy định như vậy thì không còn cách nào khác nữa. Tôi quá mệt mỏi".

Từ vụ sàm sỡ trong thang máy, xâm hại bé gái 9 tuổi: Bịt lỗ hổng luật pháp - Ảnh 1.

Bị can Nguyễn Trọng Trình bị bắt sau khi xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi. Ảnh: CẤN LINH

Cần chế tài xử lý nghiêm

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho biết nhiều nước quy định rất rõ về vấn đề tấn công tình dục. Tùy từng hành vi mà có những chế tài xử lý rất nghiêm khắc. Ranh giới giữa dâm ô và hiếp dâm rất mong manh. Có thể đối tượng không thực hiện được hành vi giao cấu nhưng không hẳn không nhằm mục đích giao cấu. Tuy luật pháp đã quy định nhưng vẫn có những lỗ hổng nhất định.

"Qua một số trường hợp cụ thể, dư luận đang bất bình trước những hành vi tấn công tình dục rõ ràng nhưng xử lý không tương xứng. Các cơ quan công quyền cần xem xét, nghiên cứu để xác định lại từng nhóm hành vi, có những chế tài hay hình thức xử lý nặng hơn để người dân tin tưởng vào pháp luật" - ông Nhưỡng nêu.

Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền, Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng: "Pháp luật là để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em... khi chúng ta có nhận thức đúng đắn và quan điểm thống nhất về công cụ này. Riêng trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em, nếu làm không khéo và chắc chắn thì khoảng trống của pháp luật sẽ rất dễ trở thành cạm bẫy, khoét sâu thêm nỗi đau của những số phận nghiệt ngã, là nạn nhân của nạn xâm hại tình dục trẻ em".

Theo luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp - Đoàn Luật sư Hà Nội, hiện pháp luật Việt Nam đang còn khoảng trống pháp lý về chế tài xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục. Bộ Luật Hình sự 2015 đã coi hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô với trẻ em… là những tội phạm có tính chất rất nghiêm trọng và gắn với những chế tài xử phạt nghiêm khắc nhưng với hành vi quấy rối tình dục thì chưa có quy định cụ thể. Vì vậy mức xử phạt cũng không khỏi gây bức xúc trong dư luận và ấm ức đối với người bị hại. Có thể bổ sung quy định của Bộ Luật Hình sự, hình sự hóa một số hành vi quấy rối tình dục thành tội phạm chứ không chỉ xử phạt hành chính.

Luật sư NGUYỄN THÀNH CÔNG, Giám đốc Công ty Đông Phương Luật:

Xử lý người ra quyết định khởi tố không đúng tội danh

Đối với vụ hiếp dâm trẻ em, lúc đầu ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can là trách nhiệm của CQĐT Công an huyện Chương Mỹ. Với các dấu hiệu về tội phạm rõ như thế nhưng vẫn khởi tố không đúng tội danh thì cần xem xét rõ động cơ, mục đích của người có thẩm quyền đã ban hành quyết định này để xử lý tương ứng. Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về tội "Ra quyết định trái pháp luật" tại điều 371 với khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ cho đến phạt tù mức cao nhất là 12 năm.

Trường hợp này, vì được ngăn chặn kịp thời, quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can này chưa được phê chuẩn của VKS nên chưa có hiệu lực, có thể xem là trường hợp chưa gây ra hậu quả, thiệt hại thì có thể không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự nêu trên nhưng có thể xử lý về mặt ngành.

P.Dũng ghi

Có kiến nghị mới xử nghiêm

Bà Ninh Thị Hồng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, cho rằng trong nhiều trường hợp ở nhiều địa phương khác nhau, nhiều khi có những trường hợp quấy rối tình dục hay "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" nhưng cơ quan chức năng sở tại lại xử lý những tội danh không đúng chuẩn. Đến khi Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam hay các cơ quan khác gửi văn bản đề nghị, đốc thúc thì cơ quan chức năng mới xem xét thay đổi tội danh hoặc khởi tố vụ án. Quan điểm của hội là sẽ kiến nghị điều chỉnh bổ sung một số nhóm hành vi vào luật hình sự.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo