xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ra "tối hậu thư" cho dự án treo

Bài và ảnh: PHAN ANH

Theo chỉ đạo của lãnh đạo TP HCM, các dự án đã được ghi vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm tại quận, huyện, sau 3 năm không thực hiện thì phải công bố hủy bỏ

Sáng 11-8, UBND TP HCM đã tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết 80/NQ-CP ban hành ngày 19-6 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) TP HCM.

Tăng đất phi nông nghiệp

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP HCM, cho biết nhóm đất nông nghiệp được điều chỉnh đến năm 2020 là 88.005 ha (năm 2010 là 118.052 ha); nhóm đất phi nông nghiệp 188.890 ha (năm 2010 là 90.868 ha). Theo kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối, TP đã, đang và sẽ chuyển 26.246 ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Cụ thể, năm 2016 đã chuyển 498 ha, năm 2017 chuyển 9.158 ha, năm 2018 chuyển 11.743 ha, năm 2019 chuyển 2.771 ha và năm 2020 chuyển 2.076 ha.

Ra tối hậu thư cho dự án treo - Ảnh 1.

Lãnh đạo TP HCM xem bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

Để thực hiện được kế hoạch trên, ông Thắng đưa ra 5 nhóm giải pháp về đầu tư phát triển; cơ chế chính sách; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ quỹ đất nông nghiệp và tổ chức thực hiện. Theo ông Thắng, TP sẽ chú trọng đầu tư hoàn chỉnh 4 đô thị vệ tinh tại 4 hướng gồm: Phía Đông: phường Long Trường, quận 9 (giáp với trục cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây), diện tích khoảng 280 ha; phía Tây: khu vực giáp Quốc lộ 1 thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh (200 ha), trục Nguyễn Văn Linh; phía Nam: khu A đô thị mới Nam Sài Gòn, trục đường Nguyễn Hữu Thọ (110 ha); phía Bắc: thuộc khu Tây - Bắc (500 ha), hướng Quốc lộ 22.

Song song đó là xây dựng giao thông kết nối giữa các khu dân cư và các tuyến metro để tiếp cận nhanh với giao thông công cộng; chú trọng đầu tư các đô thị vệ tinh theo hướng đồng bộ cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi để hạn chế di chuyển người dân vào khu trung tâm, góp phần giảm ùn tắc giao thông và thúc đẩy chương trình giãn dân ra các khu đô thị mới. Ngoài ra, TP sẽ tiếp tục chọn những nhà đầu tư có năng lực để đầu tư những dự án lớn, các khu đô thị mới; thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư để xử lý các dự án chậm triển khai.

Công khai để dân giám sát

Chia sẻ kinh nghiệm của địa phương, ông Nguyễn Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND quận 12, cho biết hằng năm quận đều lập kế hoạch sử dụng đất. Việc này giúp tình trạng quy hoạch treo, mất cân bằng đất đai dần được xóa bỏ; quyền lợi của người dân không còn bị hạn chế bởi các dự án chậm triển khai, không triển khai bởi các chủ đầu tư yếu, kém.

Trong khi đó, ông Võ Thành Khả, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, khẳng định trên cơ sở công khai quy hoạch của TP và theo chỉ tiêu phân khai của Sở TN-MT TP, huyện đang tập trung hoàn chỉnh kế hoạch sử dụng đất cuối kỳ, bảo đảm phân bổ hợp lý các loại đất. Đặc biệt chú trọng thực hiện phân bổ đất quốc phòng an ninh, thương mại dịch vụ, cơ sở giáo dục, văn hóa, thể thao...

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong yêu cầu các địa phương phải công khai Nghị quyết 80 với kế hoạch sử dụng đất từng năm và các dự án cụ thể, chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 để người dân biết và giám sát. Các dự án sử dụng đất, bồi thường phải công bố công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của người dân. Theo ông Phong, việc công khai này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện dự án; còn việc người dân giám sát là nhằm bảo đảm quyền lợi của người có đất, ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong quản lý và sử dụng đất.

Sở dĩ đưa ra lưu ý trên, theo ông Phong là vì có tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích; khi giao dự án thì chuyển nhượng hết người này qua người kia để "ăn" chênh lệch giá. Vì vậy, chủ trương của TP là tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư nhưng đồng thời phải quyết liệt chấn chỉnh, không để lợi dụng trục lợi từ việc giao đất, dự án.

Lãnh đạo TP HCM cũng ra "tối hậu thư" đối với các dự án treo đã được ghi trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Theo đó, những dự án nào có điều kiện triển khai thì gấp rút thực hiện, còn dự án nào không triển khai thì nhất quyến phải thu hồi. "Các dự án đã được ghi vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm tại quận, huyện, sau 3 năm mà không thực hiện thì công bố hủy, sau đó giải quyết quyền lợi của người dân trong khu vực dự án. Nếu không kiên quyết và chặt chẽ cái này thì sẽ làm không hiệu quả" - ông Phong nhấn mạnh. 

Kiểm tra, đánh giá sử dụng đất hằng năm

Ông Mai Văn Phấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN-MT), cho rằng việc tổ chức triển khai điều chỉnh quy hoạch đất là rất khó khăn và phức tạp, chứ không phải phê duyệt là triển khai được ngay. Do đó, ngoài 9 nhiệm vụ mà Thủ tướng đã chỉ đạo, ông Phấn lưu ý TP HCM cần triển khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất mang tính đồng bộ. Để thực hiện được việc này phải có nguồn lực tài chính lẫn con người; đồng thời phải tăng cường công tác thanh - kiểm tra và phải có đánh giá sử dụng đất hằng năm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo