xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sẵn sàng tiêm mở rộng vắc-xin Covid-19

NGỌC DUNG

Hơn 32.300 người đã được tiêm vắc-xin Covid-19 đợt 1. Ngành y tế đã sẵn sàng phương án cho tiêm mở rộng với 4,17 triệu liều dự kiến nhập về cuối tháng 3 và trong tháng 4-2021

Bộ Y tế cho biết sau đợt tiêm đầu tiên phân bổ cho 13 tỉnh, thành và cơ sở điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, từ nay đến cuối tháng 3-2021, chương trình tiêm chủng mở rộng tiếp tục tổ chức các khóa tập huấn chuyên môn cho các địa phương còn lại để mở rộng tiêm vắc-xin Covid-19.

Tiếp cận mọi nguồn cung ứng vắc-xin

Trong đợt 1, trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) của 13 tỉnh, thành; 2 bộ Công an và Quốc phòng; 21 bệnh viện (BV) điều trị bệnh nhân Covid-19 được phân bổ vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca. Trong đó, tỉnh Hải Dương được phân bổ nhiều nhất với 33.000 liều. 

Đến nay, cả nước đã tiêm cho 32.361 người. Đối tượng tiêm là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19; nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết; thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng và ban chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương.

Đại diện Bộ Y tế khẳng định Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và các địa phương đang tiếp tục tổ chức những khóa tập huấn chuyên môn cho các địa phương còn lại, sẵn sàng mọi phương án để triển khai tiêm mở rộng ngay sau khi các lô vắc-xin mới nhập về.

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã có thông báo về việc dự kiến ngày 25-3, lô vắc-xin Covid-19 đầu tiên từ nguồn COVAX Facility (cơ chế được thiết lập nhằm bảo đảm các quốc gia được tiếp cận công bằng với vắc-xin Covid-19) với 1,37 triệu liều vắc-xin của AstraZeneca sẽ về Việt Nam. Số lượng này nằm trong cam kết hỗ trợ 30 triệu liều của COVAX Facility cho Việt Nam.

Lô tiếp theo với 2,8 triệu liều sẽ tiếp tục nhập về vào ngày 25-4. Như vậy, đến hết tháng 4-2021, Việt Nam sẽ có 4,17 triệu liều vắc-xin Covid-19 từ COVAX Facility.

Theo Bộ Y tế, để có nguồn cung ứng vắc-xin với mục tiêu bảo đảm bao phủ tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân Việt Nam, sớm chủ động đẩy lùi đại dịch, bộ đã và đang đàm phán với các nhà sản xuất vắc-xin trên thế giới để có thể tiếp cận mọi nguồn cung ứng vắc-xin.

Sẵn sàng tiêm mở rộng vắc-xin Covid-19 - Ảnh 1.

Tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho cán bộ y tế tại Trung tâm Y tế huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang - Ảnh: Hoàng Thái


Giám sát chặt chẽ

Đánh giá sơ bộ về đợt tiêm đầu tiên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng công tác tập huấn, tổ chức tiêm và quy trình tiêm được thực hiện rất chặt chẽ. Tỉ lệ phản ứng sau tiêm ở mức cho phép theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc-xin. Một số trường hợp phản vệ độ 2 đã được phát hiện, xử lý kịp thời theo đúng quy định của Bộ Y tế. Hiện sức khỏe của các trường hợp này đều đã bình phục.

Theo đại diện Văn phòng Chương trình tiêm chủng quốc gia, trong những ngày qua, dù các trường hợp phản ứng sau tiêm tiếp tục ghi nhận nhưng hầu hết là phản ứng thông thường. Điều đó cho thấy cơ thể người tiêm đang tạo ra miễn dịch sau khi tiêm vắc-xin Covid-19 để phòng bệnh.

Để bảo đảm an toàn trong tiêm chủng vắc-xin Covid-19, hạn chế thấp nhất rủi ro sau tiêm, nhất là trong các đợt tiêm mở rộng sắp tới đây, TS-BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc - Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, cho rằng các đối tượng cần được theo dõi sau khi tiêm ít nhất 30 phút tại điểm tiêm. Các triệu chứng sau tiêm sẽ được hệ thống y tế ghi nhận, báo cáo để theo dõi, xử trí theo phác đồ quy định.

Theo bác sĩ Phạm Quang Thái, vắc-xin Covid-19 là loại vắc-xin dùng công nghệ mới nhất - "vắc-xin véc-tơ". Với công nghệ mới này, đáp ứng miễn dịch sẽ rất mạnh và khả năng tạo kháng thể tốt nhưng kèm với nó là phản ứng sau tiêm cũng sẽ mạnh mẽ hơn. 

Cụ thể, khoảng hơn 50% số người có biểu hiện đau tại chỗ tiêm và gần 50% bị sốt, đau cơ, đau đầu. Một số triệu chứng ít gặp khác cần lưu ý như tiêu chảy/đau bụng gặp ở khoảng 10% và thường đến muộn ở ngày thứ 2 sau tiêm. Do đó, người được tiêm chủng cần thông báo lại toàn bộ những phản ứng thông thường để giúp cơ quan quản lý có những đánh giá đúng về vắc-xin.

"An toàn trong tiêm chủng vắc-xin Covid-19 sẽ được nâng cao nếu các quy định trong công tác triển khai tiêm chủng, đặc biệt là những thay đổi trong công tác khám sàng lọc, được giám sát chặt chẽ, triển khai một cách nghiêm túc" - bác sĩ Phạm Quang Thái khuyến cáo. 

TP HCM tiêm 8.150 liều vắc-xin từ ngày 22-3

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết dự kiến 95% nhân viên y tế tham gia chống dịch Covid-19 của TP sẽ tiếp tục được tiêm vắc-xin Covid-19 từ ngày 22-3, hoàn thành trong ngày 19-4.

Để chuẩn bị cho đợt tiêm này, trong 2 ngày 17 và 18-3, HCDC đã tổ chức tập huấn cho 34 BV đủ điều kiện tiêm chủng cùng với Trung tâm Tiêm chủng VNVC, các trung tâm y tế quận - huyện và phòng khám đa khoa - chuyên khoa của HCDC. Theo kế hoạch phân bổ trước đó, tại TP HCM, BV Bệnh nhiệt đới được phân 900 liều, HCDC 8.000 liều và BV dã chiến Củ Chi 150 liều. BV Bệnh nhiệt đới đã tiêm 900 liều vắc-xin theo chỉ tiêu.

N.Thạnh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo