xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sản xuất vắc-xin theo công nghệ Nga, Mỹ và Nhật

Ngọc Dung - Huy Thanh

Với 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin từ Nga, Mỹ và Nhật, ngay trong tháng 8-2021, các công ty sản xuất vắc-xin của Việt Nam sẽ cung ứng trong nước 500.000 liều, tháng 6-2022 sản xuất đại trà

Chiều 27-7, ông Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế - cho biết hiện có 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ liên quan đến vắc-xin Covid-19 với Nga, Mỹ, Nhật đã được ký kết.

Tiếp nhận 14 triệu liều vắc-xin

Theo những hợp đồng trên, Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) cùng Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Công ty Shionogi Nhật Bản, đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin Covid-19. Công nghệ vắc-xin được chuyển giao là Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein - công nghệ sản xuất vắc-xin tái tổ hợp. Hiện các bên đã ký thỏa thuận bảo mật để tiếp cận hồ sơ vắc-xin và công nghệ.

Trước đó, ngày 7-5, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2301/QĐ-BYT thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc-xin Covid-19. Cụ thể, đối với dự án hợp tác chuyển giao công nghệ giữa Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Công ty Shionogi (Nhật Bản) và vắc-xin theo công nghệ mRNA, hiện nay, Bộ Y tế đã ký thỏa thuận hợp tác, đồng thời đang chuẩn bị kế hoạch triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại Việt Nam (đầu mối là Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương) và làm các thủ tục chuyển giao công nghệ (đầu mối là VABIOTECH). Dự kiến, tháng 6-2022 sẽ hoàn tất các hoạt động và đưa vắc-xin ra thị trường.

Sản xuất vắc-xin theo công nghệ Nga, Mỹ và Nhật - Ảnh 1.

Tiêm vắc-xin Covid-19 tại TP HCMẢnh: NGUYỄN THẠNH

Dự án chuyển giao công nghệ giữa Công ty DS-Bio, VABIOTECH và Quỹ Đầu tư trực tiếp Liên bang Nga đã ký thỏa thuận với Quỹ Đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc-xin Sputnik-V từ bán thành phẩm. Hiện VABIOTECH đã tiến hành đóng ống và gửi mẫu sang Liên bang Nga để kiểm định chất lượng, dự kiến đến ngày 10-8 sẽ có kết quả kiểm định, sau đó có thể đóng ống với quy mô 5 triệu liều/tháng (trong tháng 8-2021 có thể bắt đầu với tối thiểu 500.000 liều), tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/năm.

Đối với các dự án nghiên cứu chuyển giao công nghệ với Mỹ, hiện Bộ Y tế đã cử một nhóm chuyên gia phối hợp cùng Tổ chức Y tế thế giới hỗ trợ đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1-2-3 theo quy trình rút gọn, dự kiến khởi động nghiên cứu vào ngày 1-8 và kết thúc cuối tháng 12-2021. Việc chuyển giao công nghệ và hoàn thiện nhà máy sản xuất vắc-xin tại Việt Nam sẽ hoàn thành vào tháng 6-2022. Bộ Y tế cho biết Việt Nam đã nhận được hơn 14 triệu liều vắc-xin Covid-19 từ nhiều nguồn khác nhau. Đến nay, nước ta cũng đã thực hiện tiêm chủng 4.746.642 liều vắc-xin Covid-19, trong đó tiêm mũi 1 là 4.323.571 liều, mũi 2 là 423.071 liều.

Dịch ở Hà Nội rất phức tạp

Đến 18 giờ ngày 27-7, Hà Nội ghi nhận tổng cộng 76 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, nâng tổng số người mắc Covid-19 tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4) là 870 ca. Trước tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội đang diễn biến phức tạp, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập; Trung tâm Giám định y khoa Hà Nội bảo đảm sẵn sàng nhân lực đáp ứng mọi tình huống trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

"Các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn phải phối hợp với đầu ngành truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa Đống Đa), đầu ngành kiểm soát nhiễm khuẩn, hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Thanh Nhàn) để đăng ký và tổ chức tập huấn cho các bác sĩ, điều dưỡng, y sĩ về công tác thu dung, khám, điều trị người bệnh Covid-19 ở các mức độ và biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống dịch" - Sở Y tế Hà Nội yêu cầu.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết khoảng thời gian thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND (15 ngày kể từ 6 giờ ngày 24-7) chính là "giờ vàng", "thời điểm vàng" để thực hiện các biện pháp khống chế dịch Covid-19. Chính vì vậy, từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải chung một ý chí, quyết tâm bằng mọi giải pháp duy trì nghiêm kỷ cương, kỷ luật, thực hiện đúng nguyên tắc giãn cách để từng bước khống chế dịch.

Bộ Y tế cho biết ngày 27-7, nước ta ghi nhận 7.913 ca mắc Covid-19 gồm 2 ca nhập cảnh và 7.911 ca ghi nhận trong nước (1.063 ca phát hiện tại cộng đồng). Đến nay, Việt Nam có tổng cộng 114.260 ca mắc, trong đó có 2.203 ca nhập cảnh và 112.057 ca trong nước. Có 7/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. Cùng ngày, có thêm 1.602 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng số ca được điều trị khỏi lên 22.946. 

Hơn 6.000 nhân lực y tế chi viện TP HCM

Chiều cùng ngày, Bộ phận Thường trực đặc biệt phía Nam của Bộ Y tế cho biết đến thời điểm này, hơn 6.000 nhân lực y tế chi viện đã có mặt tại TP HCM, đồng hành với thành phố trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. TP HCM đã tổ chức tiếp nhận 2 đợt chi viện nhân lực với tổng số 3.969 người, trong đó có 700 bác sĩ, 1.553 điều dưỡng, 78 kỹ thuật viên, 9 nhân viên y tế và 1.629 sinh viên.

Bộ Y tế cũng cho biết đến chiều 27-7, có 2.154 người đăng ký cùng TP HCM tham gia chống dịch hưởng ứng lời kêu gọi của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Như vậy, đến nay, TP HCM đã nhận hơn 6.000 nhân lực hỗ trợ hoạt động phòng chống dịch Covid-19.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo