xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sáng ngày Quốc khánh 2-9, gặp người từng sống ở Hoàng Sa năm 1939-1940

Vũ Mão (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng các khóa V, VI, VII, VIII, IX (từ năm 1982 đến năm 2006), nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội)

(NLĐO)- Ông Vũ Mão, nguyên Ủy biên Trung ương Đảng 5 khóa, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH, sáng nay 2-9 đã gửi cho Báo Người Lao động bài viết về câu chuyện gặp gỡ nhân chứng từng sống ở quần đảo Hoàng Sa trong 2 năm 1939-1940.

Hôm nay, sáng ngày Quốc khánh 2-9, tôi tình cờ gặp anh Trần Quân Bảo và được nghe anh nói về người cha của mình đã từng được cử ra phụ trách trạm vô tuyến điện ở Hoàng Sa vào các năm 1939-1940. Anh kể cho tôi nghe câu chuyện như sau:

Cụ thân sinh của anh tên là Trần Văn Phước, sinh năm 1906. Ông Phước đã từng học tại trường Kĩ nghệ Sài Gòn chuyên ngành vô tuyến điện. Khi ra trường ông Phước được phân công về công tác tại cơ quan hàng hải thuộc chính quyền Pháp. Ông thường đi các chuyến tàu từ Hồng Kông, Ma Cao về Sài Gòn. Những ngày ấy, ông Phước đã có mối liên hệ với những người cộng sản Việt Nam và giúp họ chuyển báo Nhân Đạo về trong nước. Tuy chủ tàu không bắt được quả tang nhưng họ khả nghi những việc làm ấy và không cho ông làm việc trên tàu nữa.

Sáng ngày Quốc khánh 2-9, gặp người từng sống ở Hoàng Sa năm 1939-1940 - Ảnh 1.

Tác giả Vũ Mão (phải) và ông Trần Quân Bảo (trái)

Họ đưa ông về làm việc tại cơ quan vô tuyến điện Hải Phòng. Ở đây ông làm việc tích cực và có trách nhiệm nên được mọi người yêu quý. Tuy nhiên ở đây, một quan chức người Pháp có những hành động hống hách với các nhân viên Việt Nam nên ông rất bất bình. Đỉnh cao của hành động là việc ông Phước đã tát vào mặt viên quan chức ấy. Đương nhiên việc làm này đã dẫn đến một hậu quả là cấp trên không để cho ông tiếp tục làm việc ở đây nữa. Họ gặp ông và nói rằng: "Nếu anh muốn tiếp tục làm việc thì phải ra phụ trách trạm vô tuyến điện ở Hoàng Sa". Ông Phước trả lời: "Tôi sẵn sàng đi, nhưng hoàn cảnh gia đình tôi còn nhiều khó khăn, nên đề nghị cho tôi đưa cả vợ và 3 con ra đảo". Họ đã đồng ý và ông ra phụ trách trạm vô tuyến điện ở Hoàng Sa trong 2 năm (1939-1940).

Anh Trần Quân Bảo sinh năm 1934, khi đó mới 5 tuổi. Anh chia sẻ với tôi rằng, tuy còn rất nhỏ nhưng những ấn tượng về Hoàng Sa vẫn còn sâu đậm. Anh nói: "Khi đó trên đảo có một trung đội lính khố xanh, đồn trưởng là lính lê dương. Có khoảng hơn 40 người lao động khổ sai làm đường, xây lắp nhà cửa, làm cầu cảng... Công chức làm việc trên đảo có nhân viên vô tuyến điện, nhân viên khí tượng và 1 y sĩ. Cuộc sống ở trên đảo có khó khăn, nhưng thực phẩm vẫn được cung cấp theo thực đơn hàng tuần.

Qua nghe câu chuyện trên của anh Trần Quân Bảo, chúng ta càng khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam . Tất cả mọi người Việt Nam chúng ta thấu hiểu điều đó và quyết tâm đấu tranh bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Sau câu chuyện đó, tôi tiếp tục hỏi về gia đình của anh Trần Quân Bảo. Được anh cho biết:

Một là, về ông cụ thân sinh: Sau khi ở Hoàng Sa trở về đất liền, ông bị điều lên tỉnh Lai Châu làm trưởng trạm Vô tuyến điện. Những ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông Phước cùng anh em ở nhà tù Sơn La tham gia cướp chính quyền tại Thuận Châu.

Thời kì chống Pháp, ông công tác tại Cục thông tin liên lạc bộ Quốc phòng cùng ông Hoàng Đạo Thuý. Sau đó được tín nhiệm phân công về công tác tại đài vô tuyến điện Trung ương.

Năm 1955, ông về tổng cục Bưu điện, rồi nghỉ hưu vào năm 1968.

Hai là, anh Trần Quân Bảo: Nhập ngũ năm 1947, khi ấy mới 13 tuổi phải khai tăng lên thành 15 tuổi để đi làm liên lạc ở đại đội Độc lập của trung đoàn Thăng Long. Sau đó tiếp tục tham gia ở các đơn vị chiến đấu của Đại đoàn Đồng bằng.

Trải qua các cương vị công tác, đến năm 1997, anh được nghỉ hưu với quân hàm Đại tá, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.

Trong dịp mùng 2-9 năm nay, anh vinh dự được tôn vinh lần thứ hai là Điển hình cựu chiến binh người tốt việc tốt của thành phố Hà Nội.

Ba là, anh Trần Quân Ngọc: Anh Trần Quân Ngọc, sinh năm 1938, là em ruột của anh Trần Quân Bảo. Trần Quân Ngọc cùng với tôi là học viên trường Thiếu sinh quân Việt Nam thời kì chống Pháp.

Sau này, anh tốt nghiệp đại học ngành Hoá học và tranh thủ học thêm trường đại học Mỹ thuật ở Liên Xô. Anh đã từng là thư ký của đồng chí Đỗ Mười, trong thời kì là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Anh là một họa sĩ nổi tiếng, có rất nhiều bức tranh vẽ về quê hương và tình hữu nghị Việt Nam-Liên Xô.

Nhân ngày Quốc khánh 2-9 năm nay, tôi rất vui mừng được gặp anh Trần Quân Bảo, với những câu chuyện tâm tình thú vị. Tôi xin được giới thiệu tới các bạn về một câu chuyện có nhiều ý nghĩa này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo