xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sát hạch lái xe: Hở đâu vá đó!

Bài và ảnh: GIA MINH

Chuyện 83 giáo viên dạy lái xe ở TP HCM dùng văn bằng, chứng chỉ giả dấy lên lo ngại về lỗ hổng trong công tác quản lý cũng như chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe

Sau kết luận của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc 5 trường, cơ sở đào tạo lái xe tại TP HCM có tổng cộng 83 giáo viên (GV) sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP ngày 10-3 cho biết đã thu hồi toàn bộ giấy chứng nhận dạy thực hành lái xe đối với những GV này, đồng thời yêu cầu thanh lý hợp đồng và xử lý trách nhiệm của các cá nhân liên quan.

Kiểm điểm nhiều tổ chức, cá nhân

Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, 5 trường, cơ sở đào tạo có GV dùng giấy tờ giả gồm Trường Dạy nghề tư thục lái xe Thống Nhất, Trung tâm Dạy nghề lái xe Tiến Phát, Trung tâm Dạy nghề lái xe Hiệp Phát, Trường Dạy nghề tư thục lái xe Sài Gòn và Trường Dạy nghề tư thục lái xe Thế Giới bị đình chỉ tuyển sinh 2 tháng. Các cơ sở này phải tổ chức kiểm điểm các cá nhân, phòng ban để xảy ra sai sót, thanh lý hợp đồng các GV không bảo đảm tiêu chuẩn.

Sở GTVT cũng đã tổ chức họp kiểm điểm. Trong báo cáo trình UBND TP ngày 10-3, ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT, cho biết các quy định hiện nay không yêu cầu Sở GTVT phải xác minh các văn bằng, chứng chỉ của GV. Song, sở đã chủ động thực hiện các biện pháp để bảo đảm chặt chẽ các hoạt động trên.

Cụ thể, từ năm 2017, Sở GTVT đã quy định chi tiết các nội dung liên quan việc thành lập hội đồng kiểm tra cấp giấy chứng nhận GV dạy thực hành lái xe, thành lập tổ kiểm tra cấp giấy chứng nhận, công tác xét duyệt... Chưa kể, quá trình duyệt hồ sơ, trường hợp nghi ngờ, Sở GTVT đều yêu cầu xác minh lại và từng thu hồi nhiều giấy chứng nhận GV dạy thực hành không đủ tiêu chuẩn.

Theo Sở GTVT TP HCM, quy định hiện nay cũng đã nêu rõ các cơ sở đào tạo lái xe phải có trách nhiệm bảo đảm tiêu chuẩn của đội ngũ GV dạy thực hành lái xe. Dù vậy, từ năm 2016-2018, nhu cầu học lái xe tăng đột biến, trong khi số lượng các cơ sở đào tạo lại bị hạn chế do quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe 2016-2020 (hiện đã được bãi bỏ), dẫn đến việc nhiều cơ sở bị quá tải. Áp lực bổ sung đội ngũ xe tập lái, GV dạy thực hành..., khiến nhiều cơ sở buông lỏng việc xác minh, rà soát đội ngũ GV.

Sát hạch lái xe: Hở đâu vá đó! - Ảnh 1.

Trường Dạy nghề tư thục lái xe Thống Nhất (quận 10, TP HCM) - nơi có 29 giáo viên sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp

Đáng lo chất lượng đầu ra

Trước lo ngại việc GV dùng văn bằng, giấy tờ không hợp lệ dạy học sẽ khiến chất lượng đào tạo và đầu ra của học viên giảm, một cán bộ thuộc Sở GTVT thừa nhận lo ngại đó là đúng. Tuy nhiên, cần nhìn nhận với đặc thù dạy lái xe, GV chủ yếu truyền đạt các kỹ năng, xử lý tình huống giao thông; kinh nghiệm cũng như thâm niên hoạt động là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, học viên suốt quá trình học còn trải qua nhiều khâu kiểm tra, đặc biệt là các kỳ thi, dưới sự giám sát chặt chẽ.

"Do đó, chất lượng đầu ra của học viên có thể không bị ảnh hưởng đến mức quá nghiêm trọng như lo ngại. Việc này khác với học sinh, sinh viên được đào tạo mà GV dùng bằng cấp, chuyên môn giả" - cán bộ này nhận định.

Lãnh đạo Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe - Trường Cao đẳng GTVT Trung ương III (quận 12, TP HCM) nhận định khi tuyển GV thực hành, yếu tố quan tâm hàng đầu là kỹ năng chạy xe, nếu không đạt thì dù bằng cấp, giấy tờ khác đầy đủ và hợp lệ cũng khó chấp nhận. Ngay khi tuyển dụng, GV sẽ được kiểm tra kỹ năng mềm về chạy xe và suốt quá trình dạy thực hành, tại các trường còn qua nhiều đợt kiểm tra từ các cơ quan quản lý. Chính học viên khi thấy kỹ năng GV thực hành không tốt chắc chắn sẽ phản ứng, gây ảnh hưởng tới cả trường và việc đó không đơn vị nào muốn.

"Có thể việc xác minh một số giấy tờ, chứng chỉ sư phạm bị buông lỏng nhưng kỹ năng, kinh nghiệm chạy xe truyền đạt cho học viên của các GV nêu trên không ảnh hưởng nhiều đến đầu ra" - vị này nhìn nhận và cho rằng cần xử lý nghiêm việc làm giả giấy tờ cũng như phải xem lại toàn bộ các khâu kiểm tra, xét duyệt, bởi còn liên quan đến đạo đức nghề nghiệp.

Theo ông Bùi Hòa An, Sở GTVT sẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát trực tuyến ở những kỳ sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX) nhằm giám sát kỹ hơn trong công tác đào tạo. Đồng thời, sở sẽ tăng cường kiểm tra tất cả cơ sở đào tạo lái xe để chấn chỉnh toàn diện công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX. 

Cấp hơn 1 triệu GPLX

Theo Sở GTVT TP HCM, tính đến hết tháng 2-2020, trên địa bàn TP có tổng cộng 73 cơ sở đào tạo lái xe, trong đó 56 cơ sở đào tạo lái ôtô, 17 cơ sở đào tạo lái môtô, với 6.576 GV dạy thực hành lái xe. Trong năm 2018 và 2019, sở đã cấp hơn 1 triệu GPLX (chiếm 23% tổng số GPLX đã cấp của cả nước).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo