xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Siết quản lý an toàn thực phẩm

Bài và ảnh: Thùy Dương

Xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm an toàn thực phẩm sẽ không có hiệu quả nếu không tổ chức lại sản xuất, kiểm soát nhập khẩu qua biên giới

Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến. Dự thảo đưa ra mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về ATTP là 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng với tổ chức.

Mạnh tay xử phạt

Theo dự thảo, trường hợp áp dụng mức cao nhất của khung tiền phạt theo quy định mà vẫn thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm (đối với cá nhân) và 7 lần (đối với tổ chức) thì phạt bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm (cá nhân) hoặc 7 lần (tổ chức).

Với hành vi cụ thể, dự thảo quy định: phạt tiền bằng 60%-80% tổng giá trị thực phẩm vi phạm với hành vi sử dụng nguyên liệu thuộc diện phải công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định ATTP nhưng không công bố. Phạt tiền 100%-120% tổng giá trị thực phẩm vi phạm với hành vi sử dụng nguyên liệu thực phẩm, nguyên liệu làm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng để sản xuất. Phạt tiền 120%-150% tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi sử dụng sản phẩm động vật trên cạn đã qua kiểm tra vệ sinh thú y nhưng không đạt yêu cầu để sản xuất, chế biến thực phẩm.

Siết quản lý an toàn thực phẩm - Ảnh 1.

Nầm dê vận chuyển từ Lạng Sơn về Hà Nội không rõ nguồn gốc bị QLTT phát hiện

Ngoài ra, mức phạt có thể tới 30-50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sản xuất, nhập khẩu, bán ra thị trường thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại...

Phạt tiền 40-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo dưới mọi hình thức; sử dụng hình ảnh báo thai hoặc trẻ nhỏ trong quảng cáo sữa dùng cho phụ nữ mang thai.

Phạt tiền 70-100 triệu đồng nếu sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng làm thực phẩm để chế biến thực phẩm; sử dụng động vật mắc bệnh truyền nhiễm, động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc không rõ nguyên nhân, buộc phải tiêu hủy; nguyên liệu thực phẩm có chứa tạp chất được đưa vào không bảo đảm ATTP để sản xuất, chế biến thực phẩm; đưa tạp chất vào thủy sản hoặc sơ chế, chế biến thủy sản có chứa tạp chất do được đưa vào…

Ngoài ra, các đơn vị có hành vi vi phạm có thể bị hình phạt bổ sung, như: đình chỉ hoạt động 3-9 tháng, buộc tiêu hủy tang vật, loại bỏ tạp chất…

Cần mức phạt ngoại lệ

Một vị nguyên lãnh đạo cấp sở trong ngành công thương cho rằng việc tăng mạnh mức phạt sẽ có tác dụng răn đe nhất định nhằm hạn chế các hành vi vi phạm về ATTP. Tuy nhiên, mức phạt cao chưa hẳn hiệu quả, mức cũ mà thực hiện tốt là người ta cũng sợ, không cần thiết phải nâng thêm. Nếu chưa cải thiện được đạo đức công vụ của đội ngũ giám sát, xử phạt thì việc nâng cao mức phạt chỉ tạo điều kiện cho các hoạt động đút lót, bôi trơn, "làm luật".

"Biện pháp hành chính phải là biện pháp cuối cùng. Bởi nếu không thì nó sẽ giúp hợp thức hóa các hành động dấm dúi đằng sau giữa cơ quan công quyền và người vi phạm. Để giải quyết, nhất thiết phải nâng cao năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ thực thi, bịt các kẽ hở pháp luật" - vị này nêu quan điểm. Theo ông, không nên trông chờ vào biện pháp hành chính mà phải chăm lo 2 khâu là sản xuất và nhập khẩu. Sản xuất tốt và kiểm soát được hàng hóa từ biên giới là cái gốc của ATTP. Chăm lo tốt thì sẽ có thực phẩm sạch, khi đó sẽ chỉ còn phải lo khâu bảo quản.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong đồng tình với việc tăng cường phạt và phạt thật nặng để tránh tình trạng mức phạt thấp quá thì doanh nghiệp chịu phạt để tồn tại. Thậm chí, theo ông, mức phạt tối đa 200 triệu đồng vẫn thấp và nên bổ sung mức phạt ngoại lệ tương ứng mức độ thiệt hại, quy mô sản xuất. Nếu không, xử phạt doanh nghiệp quy mô lớn, cực lớn chỉ 200 triệu đồng thì sẽ không công bằng với doanh nghiệp nhỏ.

Ba yêu cầu sống còn

TS Nguyễn Minh Phong cho rằng 3 yêu cầu sống còn cho thị trường sản xuất sản phẩm thực phẩm của Việt Nam là phải bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng; vượt qua các hàng rào kỹ thuật để xuất khẩu thành công và bảo vệ tốt thị trường nội địa trước cơn sóng hàng ngoại.

Trong đó, bảo đảm vệ sinh ATTP là sẽ thực hiện được cả 3 mục tiêu này. Để làm được, cần 2 động lực là cải tiến quy trình kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng… theo chuẩn chung và tăng cường xử phạt hành vi vi phạm. Nếu không tăng cường phạt thì mọi chuẩn chung kia chỉ là khuyến nghị, không biến thành động lực.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo