xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sở GTVT TP HCM nói về chuyện đóng đường tạm chung quanh cầu Rạch Chiếc

Tin, ảnh: Hải Yến

(NLĐO) – Các đường tạm 2 bên cầu Rạch Chiếc (TP Thủ Đức) hoàn toàn không có trong quy hoạch, chỉ là đường tạm để thi công cầu Rạch Chiếc trước đây.

Chiều 2-6, tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5, nhiệm vụ giải pháp tháng 6 và công tác phòng chống dịch Covid-19 năm 2022, ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM, đã thông tin về việc đóng đường tạm chung quanh cầu Rạch Chiếc (TP Thủ Đức).

Ông Bằng cho biết đường chui và đường song hành do công ty BOT tổ chức thi công đúng với thiết kế được duyệt. Sau khi tổ chức thi công xong, sở sẽ tổ chức lại phương án giao thông, đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế tình trạng người dân rẽ phải ngược theo lối ra đường chính Xa lộ Hà Nội. 

Khi tổ chức giao thông lại, một số trường hợp đi đường tạm không đi qua trạm thu phí thì sẽ phải đi qua trạm. Sở GT-VT cũng đã tính toán và đề xuất một số đối tượng miễn giảm phí đi qua trạm, phối hợp TP Thủ Đức và UBND phường tuyên truyền tới người dân.

Sở GTVT TP HCM nói về chuyện đóng đường tạm chung quanh cầu Rạch Chiếc - Ảnh 1.

Ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM, thông tin tại buổi họp báo

Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM cho biết theo phương án tổ chức giao thông của khu vực từ cầu Rạch Chiếc đến đường Nam Hòa, phường Phước Long A và phường Trường Thọ, TP Thủ Đức thì đường song hành Xa lộ Hà Nội sẽ được kết nối lưu thông hai chiều thông qua đường chui dưới dạ cầu Rạch Chiếc.

Đoạn đường tạm dưới dạ cầu Rạch Chiếc đi ra hai bên hông cầu là đường công vụ, phục vụ cho thi công cầu trước đây, không có trong quy hoạch giao thông.

Sau khi thi công xong, khuôn viên đất của 2 đường tạm sẽ được trồng mảng xanh thuộc hành lang bảo vệ cầu và công viên (như các cầu khác trong TP). Thời gian qua, do chưa xây dựng mảng xanh nên một số hộ dân trong khu vực đã sử dụng đường tạm để đi xe máy (đi tắt) rẽ phải, lên cầu Rạch Chiếc vào trung tâm TP.

Theo ông Bằng, từ khi Trạm thu phí Xa lộ Hà Nội đi vào hoạt động trở lại, đặc biệt sau khi đoạn đường song hành từ nút giao Đại học Quốc gia TP HCM đến cầu Rạch Chiếc cơ bản hoàn thành, mỗi ngày còn có thêm khoảng 3.000 lượt ô tô lưu thông theo hướng từ Đồng Nai qua đường song hành bên trái (đường Nguyễn Văn Bá) để đi vào đường tạm, rẽ phải ngược lên cầu Rạch Chiếc vào trung tâm TP.

Các phương tiện này đã gây xung đột giao thông với các phương tiện đi thẳng trên trục đường chính Xa lộ Hà Nội đang tăng tốc để lên cầu, dẫn đến xảy ra một số tai nạn giao thông tại chân cầu Rạch Chiếc.

Cũng theo ông Bằng, các đường tạm 2 bên cầu Rạch Chiếc mà hiện nay các chủ phương tiện không tiếp cận được hoàn toàn không có trong quy hoạch, chỉ là đường tạm để thi công cầu Rạch Chiếc trước đây.

Việc duy trì hệ thống đường tạm trong thời gian ban đầu là để phục vụ công tác tuần tra, duy tu cầu Rạch Chiếc. Nay đường song hành ở khu vực này đã hoàn thành, nhiệm vụ của đường tạm đã xong, cần phải trả lại mặt bằng theo quy hoạch và đảm bảo an toàn giao thông khu vực.

Sở Y tế TP HCM lý giải chuyện thiếu thuốc tại trạm y tế

Cũng tại họp báo, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM đã thông tin về tình hình thu dung, điều trị sốt xuất huyết trên địa bàn TP HCM khi số ca mắc tăng cao.

Theo bà Như, sốt xuất huyết là bệnh dịch lưu hành tại khu vực phía Nam. Bệnh gia tăng vào mùa mưa và thường có chu kỳ khoảng 3-4 năm sẽ có 1 năm số ca mắc tăng cao hơn những năm khác. Tình hình năm nay có khả năng số ca mắc sẽ tăng cao.

Để chuẩn bị cho công tác điều trị sốt xuất huyết năm nay, trong thời gian vừa qua, Sở Y tế TP đã tổ chức các lớp tập huấn lại cho các trạm y tế, trung tâm y tế, phòng khám, bệnh viện. Bên cạnh đó, sở cũng chỉ đạo các bệnh viện chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền để bảo đảm điều trị.

Thông tin thêm về tình trạng thiếu thuốc Bảo hiểm Y tế (BHYT) tại các trạm y tế, bà Như cho biết trạm y tế hiện là cơ sở khám, chữa bệnh hạng 4 nên theo quy định sẽ được cung ứng danh mục thuốc theo hạng 4 tại Thông tư 30/2018/TT-BYT của Bộ Y tế nên sẽ thiếu một số thuốc khi người bệnh mạn tính chuyển về khám tại trạm từ các bệnh viện (các bệnh viện của TP hiện là bệnh viện hạng 1,2). Trong khi đó, các trạm y tế chưa thực hiện việc phê duyệt danh mục kỹ thuật và danh mục thuốc vượt hạng theo quy định.

Ngoài ra, hiện nay số người đến khám tại các trạm y tế chưa nhiều nên việc mua sắm thuốc tại đó cũng đang gặp khó khăn do không có nhà thầu tham gia cung ứng thuốc.

Để giải quyết tình trạng thiếu thuốc tại trạm y tế, ngày 31-5, Sở Y tế đã tổ chức họp với các trung tâm y tế và trạm y tế. Sở Y tế cũng thông tin về việc thực hiện lập danh mục thuốc vượt tuyến tại các trạm, quy trình mua sắm thuốc,…Về lâu dài, việc mua sắm thuốc tại các đơn vị này nên thực hiện theo hướng mua sắm tập trung để đảm bảo lựa chọn nhà thầu tham gia cung ứng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo