xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sở hữu kỳ nghỉ của Alma ra tòa

Bài và ảnh: KỲ NAM

Khách hàng kiện Alma Nha Trang vì cho rằng đã bị lừa dối và gây nhầm lẫn khiến họ ký hợp đồng "Sở hữu kỳ nghỉ"

Ngày 15-11, TAND TP Nha Trang (Khánh Hòa) đưa ra xét xử vụ kiện liên quan đến hợp đồng "Sở hữu kỳ nghỉ" tại dự án Alma Nha Trang. Nguyên đơn là ông, bà Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Thị Long Tuyền (ngụ TP HCM). Bị đơn là Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường (Công ty Vịnh Thiên Đường, trụ sở tại TP Nha Trang).

Sở hữu kỳ nghỉ của Alma ra tòa - Ảnh 1.

Phiên tòa xử vụ kiện liên quan đến hợp đồng “Sở hữu kỳ nghỉ”

Đại diện của nguyên đơn là ông Trần Đức Phượng và đại diện bị đơn là bà Phạm Thị Kiều Hưng. Tại tòa, ông Phượng yêu cầu TAND TP Nha Trang đề nghị tuyên hợp đồng mà ông Sơn, bà Tuyền ký với Công ty Vịnh Thiên Đường là vô hiệu và hoàn trả số tiền 300 triệu đồng mà ông, bà này đã nộp cho công ty.

Tại tòa, ông Phượng cho biết ông Sơn, bà Tuyền đến dự hội thảo của Công ty Vịnh Thiên Đường và ký giấy xác nhận đặt chỗ 10 triệu đồng, sau đó ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ tại dự án Khu nghỉ dưỡng Alma (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) trị giá 184 triệu đồng. "Lý do mà nguyên đơn khởi kiện vì bị lừa dối và nhầm lẫn, nhận thức sai về sản phẩm công ty" - ông Phượng nói.

Về sự lừa dối, theo ông Phượng, Công ty Vịnh Thiên Đường mời dự hội thảo du lịch nhưng thực tế là giới thiệu sản phẩm dịch vụ cho thuê phòng. Công ty giới thiệu tỉ phú Igal David Ahouvi là chủ dự án nhưng thực tế không đúng, dự án có vốn đầu tư đến 300 triệu USD nhưng thực tế chỉ 486 tỉ đồng; các tài liệu về dự án sử dụng từ nguồn nước ngoài không đúng theo quy định.

Bên cạnh đó, công ty này dùng giới thiệu tên dự án là Alma Nha Trang nhưng thực tế nó ở huyện Cam Lâm, không nhìn ra vịnh Nha Trang như giới thiệu; giới thiệu 1 phòng có 5 người ở nhưng thực tế chỉ thiết kế cho 2 người...

Về sự nhầm lẫn, ông Phượng cho rằng Công ty Vịnh Thiên Đường đã dùng chương trình khuyến mãi để thúc ép khách hàng ký kết hợp đồng; hợp đồng dùng từ ngữ phức tạp, không phải là tiếng Việt; treo hình tỉ phú Igal. Đặc biệt, công ty dùng từ ngữ "sở hữu", ghi cụ thể số phòng, số tầng khiến khách hàng nhầm tưởng là giao dịch bất động sản như hình thức condotel (căn hộ khách sạn).

Tại tòa, bà Hưng cho rằng trong hợp đồng đã nêu rất rõ là sở hữu kỳ nghỉ, không có từ ngữ nào ghi là bất động sản; tỉ phú Igal là nhà đầu tư gián tiếp; vị trí dự án ở huyện Cam Lâm còn Alma Nha Trang chỉ là tên thương mại.

HĐXX đặt câu hỏi tại sao trước đó hợp đồng lại quy định việc giải quyết tranh chấp tại Singapore? Tại sao trong hợp đồng có quy định khi khách hàng vi phạm thì không được hoàn trả tiền nhưng khi công ty vi phạm thì không?

Lý giải, bà Hưng cho rằng việc giải quyết tranh chấp ở Singapore nằm ở Đông Nam Á là không gây khó cho khách hàng thay vì giải quyết tranh chấp ở Hồng Kông. Đây là sở hữu không gian nghỉ chứ không sở hữu căn hộ. Không quy định bồi thường vì để bù vào chi phí hỗ trợ khách hàng…

HĐXX sẽ tuyên án vào hôm nay, 16-11.

GÓC NHÌN

Cảnh giác bẫy lừa

Thuật ngữ sử dụng trong chuyên ngành du lịch của Việt Nam chưa có khái niệm về "sở hữu kỳ nghỉ". Theo tìm hiểu, sở hữu kỳ nghỉ là hoạt động cung cấp dịch vụ lưu trú dài hạn, có kỳ hạn. Căn cứ Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, các công ty cung cấp dịch vụ du lịch phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại điều 64 Luật Du lịch và điều 18 Nghị định 92/2007/NĐ-CP năm 2007 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.

Theo đó, điều kiện cụ thể đối với dịch vụ lưu trú là các biệt thự, căn hộ phải bảo đảm yêu cầu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng. Nhưng các khu nghỉ dưỡng có kinh doanh mô hình "sở hữu kỳ nghỉ" đến thời điểm bán cho khách hàng vẫn chưa hoàn thành, rất nhiều hạng mục công trình thuộc dự án còn chưa có giấy phép xây dựng. Việc này cũng đồng nghĩa các công ty này chưa đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ này theo quy định nhưng vẫn tiến hành ký hợp đồng, thu tiền của khách hàng.

Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ dài, có nội dung phức tạp, những người am hiểu pháp luật cũng phải có thời gian nghiên cứu trong khi khách hàng chỉ có thời gian 30 phút để đọc và ký. Với khoảng thời gian trên, chỉ đủ để khách hàng đọc các chữ có trong hợp đồng mà chưa nói đến việc đọc hiểu hoặc có ý kiến đối với hợp đồng. Nhân viên tư vấn luôn khẳng định hợp đồng được tư vấn, soạn thảo bởi công ty luật uy tín nên bảo đảm tuân thủ đúng luật. Khi đó, tất cả khách hàng đều tin tưởng và đặt bút ký mà chưa hiểu rõ nội dung. Sau ít nhất 7 ngày, khách hàng mới nhận được bản hợp đồng để lưu giữ. Hầu hết khách hàng khi đó mới được đọc kỹ hợp đồng và nhận ra mình bị lừa dối, bị áp đặt, bị chèn ép quá đáng bởi những quy định trong hợp đồng (mà trước khi ký không hề biết).

Trước những bất cập trên, cơ quan quản lý cần sớm có giải pháp xử lý nhằm chấm dứt hành vi kinh doanh dịch vụ lưu trú khi chưa đủ điều kiện; xử phạt nghiêm về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú và du lịch của các công ty rao bán mô hình sở hữu kỳ nghỉ theo quy định. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần được cảnh báo về những lỗ hổng của mô hình này, tránh đóng tiền cọc xong mới "ngã ngửa".

Luật sư Trương Anh Tú

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo