xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống đến cùng với đam mê khoa học

Yến Anh

Nhà khoa học Trần Ngọc Phúc, Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản, được nhiều người biết đến với chiếc máy HFO giúp cứu sống hàng ngàn trẻ sinh non và hàng loạt phát minh hữu ích

Mới đây, cuối năm 2018, ông Trần Ngọc Phúc đã được chính phủ Nhật Bản trao tặng Huân chương Mặt trời mọc Tia bạc, như một sự ghi nhận những đóng góp của ông trong nhiều lĩnh vực, nhất là y tế, cho đất nước mặt trời mọc.

Nghiên cứu thứ chưa ai làm

Nhà khoa học Trần Ngọc Phúc chính là người đã sáng chế chiếc máy hô hấp nhân tạo dao động cao tần số HFO đầu tiên dành cho trẻ sinh thiếu tháng. Máy HFO được xác nhận đã cứu sống hàng ngàn trẻ sinh non tại Nhật Bản.

Sống đến cùng với đam mê khoa học - Ảnh 1.

Nhà khoa học Trần Ngọc Phúc giới thiệu với Nhật hoàng Akihito những thiết bị y tế do công ty của ông sản xuất

Trước khi ông Phúc được trao tặng tấm huân chương cao quý của chính phủ Nhật Bản vào giữa tháng 11-2018, Nhật hoàng Akihito đã đích thân đến thăm công ty chuyên sản xuất thiết bị y tế của ông tại TP Kawaguchi, tỉnh Saitama.

"Điều đó thực sự là niềm vinh dự đối với một nhà khoa học. Được gặp Nhật hoàng luôn là ước mơ của người dân Nhật. Đằng này, tôi còn được hướng dẫn Nhật hoàng tham quan nhà máy để giới thiệu về đứa con tinh thần của mình và cộng sự. Có thể nói, đó là ngày đáng nhớ nhất của tôi cũng như công ty do mình sáng lập" - ông Phúc tự hào.

Năm 1968, chàng thanh niên người Huế Trần Ngọc Phúc rời Việt Nam sang Nhật Bản du học ngành hóa công nghiệp tại Trường ĐH Tokai. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1974, ông đến Công ty Senko Ika - chuyên phát minh và sản xuất dụng cụ y tế - thực tập. Ban đầu chưa có ý định ở lại Nhật Bản nhưng sau đó, ông nhận ra bản thân quá đam mê nghiên cứu. Quyết định ở lại Nhật khiến ông phải nỗ lực rất nhiều bởi ở một đất nước khác, với những con người khác, suy nghĩ khác, cách làm khác thì tìm kiếm chỗ đứng cho bản thân và hòa nhập xã hội là việc không hề đơn giản.

"Tôi luôn nghĩ nếu đã dấn thân cho khoa học thì phải nghiên cứu những thứ mà người ta chưa làm" - ông Phúc bày tỏ. Con đường mà ông chọn là nghiên cứu máy hỗ trợ hô hấp, máy van tim… - những thiết bị y tế liên quan trực tiếp tới sinh mệnh con người mà Nhật Bản chưa làm.

Khi quyết định nghiên cứu chế tạo thiết bị hỗ trợ hô hấp, ông Phúc được giám đốc Senko Ika cử đi học những kiến thức liên quan ở một trường đại học y, sau đó thực tập ở một số đại học y khác. Trở về làm việc ở bộ phận nghiên cứu gây mê và hô hấp, ông dành 10 năm cống hiến cho Senko Ika trước khi mở công ty riêng vào năm 1982 để được làm theo niềm đam mê, khát vọng của mình.

Không được phép buồn!

Gần 40 năm nay, công ty của ông Trần Ngọc Phúc nổi tiếng với nhiều thiết bị như máy hô hấp cao tần trợ thở cho trẻ sơ sinh thiếu tháng và người bệnh cao tuổi, máy gây mê, máy tạo ôxy… dùng trong bệnh viện và gia đình. Các loại máy móc, thiết bị này áp dụng công nghệ mới, hiện đại, dễ sử dụng. Chúng đã có mặt tại 53 quốc gia trên thế giới và bắt đầu thâm nhập thị trường Mỹ.

Trong số các phát minh của ông Trần Ngọc Phúc, máy hỗ trợ hô hấp cho trẻ sinh non có thể coi là sản phẩm mà ông tâm đắc nhất, lấy đi của ông nhiều công sức nhất. Thế nhưng, ban đầu, ông cũng từng "bầm dập" với nó.

Biết ông Phúc là người duy nhất ở Nhật chế tạo HFO, Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ mời ông gửi máy sang thử nghiệm cho 2.000 trẻ sinh thiếu tháng ở Bắc Mỹ. Tám hãng trên thế giới được mời tham gia, công ty của ông Phúc nhận được giải nhất nhưng cuộc thử nghiệm năm 1984 ở Mỹ bất thành.

"Việc ứng dụng hơi cập rập, thời gian không nhiều, các bác sĩ và y tá sử dụng máy loại này chưa được đào tạo kỹ nên cuộc thử nghiệm thất bại" - ông Phúc giải thích.

Ngay cả ở Nhật, ban đầu không phải ai cũng chấp nhận phát minh của ông Phúc. Nhiều người cho rằng máy hô hấp nhân tạo cao tần số là trái với quy luật nhịp thở tự nhiên - nhịp thở thường 15-20 lần/phút, máy HFO lên đến 900-1.500 lần/phút. Chúng tôi hỏi lúc thất bại có thấy buồn không, ông Phúc thẳng thắn: "Tình cảm mới làm tôi buồn, còn đây là công việc. Trong công việc thì không được phép buồn, chỉ được phép cố gắng để lần sau làm tốt hơn".

Theo ông Phúc, y học là khoa học. "Khoa học phải chấp nhận những phát minh đột phá, cứu được mạng sống con người" - ông nhấn mạnh.

Sự cố ở Mỹ khiến phát minh của ông Phúc chậm được phổ biến một thời gian dài. Sau này, cộng đồng bác sĩ ở Nhật đã thử nghiệm máy của ông và thành công. Trên 90% trung tâm y tế kỹ thuật cao, trong đó có Trung tâm Chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt tại Nhật Bản sử dụng máy hô hấp do ông Phúc và cộng sự chế tạo suốt mấy chục năm qua đã khẳng định tính ưu việt của sản phẩm này.

Đau đáu với quê nhà

Theo nhà khoa học Trần Ngọc Phúc, vì cuộc đời đã dành cho ông quá nhiều điều nên ông mong muốn được chia sẻ những gì mình đang có.

Năm 1988, ông Phúc có dịp gặp gỡ bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM), khi tham gia hỗ trợ cuộc phẫu thuật tách cặp song sinh Việt - Đức. Sau những cuộc trò chuyện với bác sĩ Phượng, ông đã về thăm quê hương, đến nhiều bệnh viện ở vùng kinh tế mới, khu vực biên giới.

Những chuyến đi đã giúp ông Phúc hiểu rõ hơn về sự khó khăn của ngành y tế Việt Nam. Khi trở về Nhật, ông liên hệ các bác sĩ và đề nghị cung cấp những thiết bị y tế cần thiết để hỗ trợ các bệnh viện của Việt Nam. Phát minh của ông cũng được ứng dụng để cứu nhiều trẻ sinh thiếu tháng tại nước ta, nhất là ở các vùng sâu vùng xa.

Ông Phúc còn thuyết phục các thầy thuốc Nhật, Mỹ nhiều lần cùng ông về Việt Nam tổ chức giảng dạy, hội thảo để truyền đạt kinh nghiệm cho những bác sĩ trẻ, để họ học, hiểu các cách chữa trị mới trên thế giới. Khi chúng tôi hỏi: "Ông có dự định về hẳn Việt Nam để thực hiện ước nguyện giúp đỡ những đứa trẻ sơ sinh ở vùng khó khăn?", ông Phúc cho biết dù rất muốn nhưng điều kiện chưa cho phép. "Theo tôi, điều quan trọng là ở đâu giúp được nhiều nhất chứ không hẳn về Việt Nam mới là tốt nhất" - ông thổ lộ.

Dù sống ở Nhật nhưng ông Phúc vẫn luôn thực hiện hoài bão truyền đạt kinh nghiệm và niềm cảm hứng, say mê nghiên cứu khoa học cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam để họ cống hiến cho ngành y tế của đất nước. Ông tâm sự: "Tôi đang nghiên cứu các thiết bị giúp đỡ bệnh nhân tại Việt Nam. Tôi luôn mong muốn các ý tưởng của mình có thể phụng sự Tổ quốc". 

Ôm ấp nhiều ước vọng

Dành nhiều thời gian nghiên cứu khoa học nhưng ông Trần Ngọc Phúc không hề xao lãng công việc của Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản. Ông bày tỏ mong muốn xây dựng một kênh truyền hình dạy tiếng Việt tại Nhật cho trẻ em Việt Nam ở đây. "Gìn giữ tiếng Việt là gìn giữ cốt lõi bản sắc văn hóa dân tộc, trong khi người Việt tại Nhật sống rải rác nên nếu mở trường dạy học thì khó đáp ứng" - ông lý giải về ý định của mình.

7-phu

Ông Trần Ngọc Phúc khi còn trẻ (phải) và các phát minh của mìnhẢnh: LÊ HOÀNG LINH

Ông Phúc cũng chia sẻ ước muốn có thể giúp đỡ cộng đồng người Việt tại Nhật có cuộc sống tốt hơn, hỗ trợ người Việt trong những tình huống khó khăn, tạo nên một cộng đồng Việt Nam đoàn kết tại Nhật Bản.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo