xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sứ mệnh doanh nhân: Nặng nề mà vẻ vang

BÍCH VÂN - TRẦN THƯỜNG - QUANG LUẬT

Với sự quyết tâm, đồng lòng, chung tay của Chính phủ và người dân; với vai trò tiên phong của các doanh nghiệp - doanh nhân, Việt Nam có cơ sở để tin tưởng về khát vọng hùng cường vào năm 2045

Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam 2019 với chủ đề "Việt Nam 2045 - Khát vọng hùng cường và sứ mệnh doanh nhân: Tổ quốc gọi tên mình" đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 5-10 tại TP Đà Nẵng. Diễn đàn thu hút hơn 1.000 doanh nhân khắp mọi miền Tổ quốc tham gia.

Hiền tài của đất nước

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhìn nhận sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên nhiều lĩnh vực. Đó là nhờ sự cố gắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp (DN), doanh nhân Việt Nam.

Sứ mệnh doanh nhân: Nặng nề mà vẻ vang - Ảnh 1.

Các doanh nhân hội tụ tại Tượng đài Mẹ hướng về biển đảo quê hương Ảnh: THƯỜNG VÂN

"Có thể nói, DN chính là đội quân chủ lực, trong đó các doanh nhân là những vị tướng lĩnh, những chỉ huy để lãnh đạo, quản lý, dẫn dắt DN tạo ra sản phẩm, quyết định sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống của người dân" - Phó Thủ tướng đánh giá.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, cho biết từ năm 2004 đến nay, đội ngũ doanh nhân đã có những đóng góp xứng đáng trong việc đưa hàng chục triệu người thoát khỏi nghèo đói, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. DN là tài sản quốc gia, doanh nhân là hiền tài của đất nước.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, tuy có những đóng góp tích cực nhưng đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển chưa xứng tầm. "Xét về tỉ lệ DN trên số dân, chúng ta không thua kém các nền kinh tế thị trường khác trong khu vực. Nhưng điều đáng nói là về chất lượng, chúng ta chưa đạt chuẩn mực trung bình trong tương quan so sánh với ASEAN" - ông nói. Việt Nam hiện có những doanh nhân hàng đầu, cạnh tranh với thế giới nhưng con số đó còn quá ít.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng cho rằng lực lượng DN, doanh nhân đa số còn ở quy mô nhỏ, siêu nhỏ; năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động còn ở mức thấp trong tương quan với các DN quốc tế và khu vực... Không ít doanh nhân Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm quản lý và tính chuyên nghiệp, thiếu kiến thức về pháp luật và kinh doanh, còn bị động trong cạnh tranh và hội nhập, thiếu tính liên kết trong hoạt động...

Nâng chất lượng doanh nghiệp

Ông Vũ Tiến Lộc cho rằng thời gian tới, doanh nhân cần chung tay với Đảng và nhà nước trong những nỗ lực cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Các hiệp hội DN triển khai phong trào "Mỗi DN, doanh nhân 1 sáng kiến" để góp phần thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế, hoàn thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

Theo Chủ tịch VCCI, nâng cấp DN đang trở thành yêu cầu bức thiết ở Việt Nam. Các định hướng và nỗ lực của chương trình quốc gia phát triển DN do vậy không chỉ cần tập trung vào số lượng DN mà quan trọng hơn là phải tập trung nâng cao chất lượng của các DN trong nền kinh tế.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cam kết luôn đồng hành, lắng nghe, bảo vệ và tạo điều kiện tốt nhất cho DN. "Những mục tiêu, khát vọng phát triển của đất nước sẽ không thể thành hiện thực nếu thiếu đi sự vào cuộc của DN, doanh nhân. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mong muốn các DN, doanh nhân Việt Nam không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức toàn diện để góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" - Phó Thủ tướng nêu rõ.

Nói về nhiệm vụ và sứ mệnh của đội ngũ doanh nhân, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định rằng "hết sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang". "Với sự quyết tâm, đồng lòng, chung tay của Chính phủ và người dân, với vai trò tiên phong của các DN - doanh nhân, chúng ta có cơ sở để tin tưởng về khát vọng Việt Nam hùng cường vào năm 2045" - Phó Thủ tướng khẳng định.

Khơi dậy khát khao của giới trẻ

Tại diễn đàn, các doanh nhân đã cùng đối thoại chủ đề: "Làm gì để tinh thần Việt Nam trở thành sức mạnh thần kỳ trong khởi nghiệp và phát triển bền vững - Hành động của DN và kiến nghị của DN, doanh nhân với Đảng và nhà nước".

Ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Tập đoàn Egroup, cho rằng điểm mạnh của người Việt là có tính bạn bè, bao dung và năng lực hội nhập. Tinh thần khởi nghiệp cũng là lợi thế của người Việt. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ hội cực kỳ đặc biệt đối với Việt Nam khi nước ta có cấu trúc dân số trẻ, dân số đông, giới trẻ được đào tạo tốt, tính toàn cầu hóa tạo ra cơ hội học tập, phát triển cho mọi người. Điểm yếu của một bộ phận giới trẻ Việt Nam là thiếu khát vọng, dễ tự mãn.

Ông Thủy cho rằng những doanh nhân đi trước cần khơi dậy tinh thần làm việc, khát khao của giới trẻ. "Trên thực tế, hiện nay tinh thần khởi nghiệp rất mạnh mẽ nhưng tỉ lệ thành công rất ít. Trong 100 người khởi nghiệp thì chỉ khoảng 5 người thành công. Tôi mong muốn Chính phủ hành động mạnh mẽ hơn để tạo hành lang pháp lý đủ tốt, kết nối doanh nhân đi trước với thế hệ trẻ để làm sao giảm thiểu thất bại trong khởi nghiệp" - ông Thủy đề xuất.

PGS-TS Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - ĐH Quốc gia Singapore, cho biết ông có một niềm tin mãnh liệt vào tương lai phồn vinh, tươi sáng của dân tộc Việt Nam. Theo ông, đất nước Việt Nam có hình chữ S nên để thành công, DN Việt cũng phải làm được 3 chữ "S". Chữ S tiên quyết nhất là Survival (sống còn) - trong môi trường khắc nghiệt hiện nay, DN phải không ngừng vươn lên, ngày càng phải phồn vinh hơn mới có thể tồn tại được. Chữ S thứ hai là Synergy (hiệp lực) - chỉ khi huy động được nguồn lực chung của toàn xã hội và khi các DN bắt tay nhau vì mục đích phát triển bền vững thì mới có thể tạo nên nguồn lực mạnh mẽ. Chữ S thứ ba là Surprise (tính bất ngờ) - DN phải tìm được hướng đi phù hợp và mới lạ, mới lạ ngay cả trong những phương thức đã cũ. 

Thả bồ câu ước vọng hòa bình

Trước khi khai mạc diễn đàn, hơn 1.000 doanh nhân từ 3 miền đất nước đã hội tụ tại tượng đài Mẹ nằm trong khuôn viên Trung tâm Hội nghị quốc tế Ariyana, TP Đà Nẵng để cùng làm lễ chào cờ. Hơn 1.000 doanh nhân sum vầy quanh tượng đài Mẹ hướng về biển đảo quê hương, hát Quốc ca và chụp hình lưu niệm. Các doanh nhân cùng thả bồ câu trắng - biểu tượng khát vọng hòa bình.

Dịp này, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục cho Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam 2019. Đây là sự kiện đầu tiên có hơn 1.000 doanh nhân từ khắp mọi miền Tổ quốc sum vầy bên tượng đài Mẹ tại Đà Nẵng để hướng ra biển lớn với khát vọng hòa bình, hội nhập và thịnh vượng. Cũng tại diễn đàn lần này, VCCI và VNPT đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện chương trình Quốc gia chuyển đổi số cho các DN. B.Vân

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo