xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sụt lún gây hậu quả nghiêm trọng

Tô Văn Trường

Việc khai thác nước ngầm là nguyên nhân chính gây ra sụt lún

Một trong những vấn đề thời sự đang xảy ra khắp nước ta là hiện tượng ngập, lụt nghiêm trọng ở các đô thị, đặc biệt ở ĐBSCL, ngoài nguyên nhân do mưa lớn, thủy triều cao, hệ thống cơ sở hạ tầng chứa và thoát nước yếu kém, còn do sụt lún đất.

Triều cường năm sau cao hơn năm trước

Triều vượt đỉnh lịch sử ở ĐBSCL làm mực nước các trạm Cần Thơ và Mỹ Thuận đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Triều cường mùng 1 (không trăng) cao hơn kỳ trăng tròn. Năm 2018, lũ thượng nguồn sông Mê Kông về ĐBSCL ở mức trung bình cao. Xu thế triều vào cùng thời kỳ trong năm, năm sau cao hơn năm trước khá rõ rệt từ năm 2000 đến nay, tổ hợp của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và đất lún, trong đó lún được xem là nghiêm trọng hơn.

Sụt lún gây hậu quả nghiêm trọng - Ảnh 1.

Nông dân ngâm mình trong nước thu hoạch mía Ảnh: SONG ANH

Phía sông Hậu (Cần Thơ, Sóc Trăng) lún nhanh hơn ở phía sông Tiền (theo số liệu quan trắc lún của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Như vậy, một phần số liệu triều cao là liên quan đến mốc cốt cao độ. Triều sông Tiền lên bình thường do lún chậm hơn. Có thể cùng mức triều tăng nhưng phía sông Hậu có thêm ảnh hưởng của lún mốc cao độ lên số liệu quan trắc cho giá trị cao hơn. Ngoài ra, xét về địa hình thì sông Hậu thẳng hơn sông Tiền nên tiêu hao năng lượng triều chậm hơn, ảnh hưởng của thủy triều vào sâu hơn. Do lún phía sông Hậu nhanh hơn nên địa hình đáy sông sâu hơn, ảnh hưởng của triều vì thế cũng vào sâu hơn.

Dù ĐBSCL nằm trong lưu vực sông Mê Kông, mệnh danh là vùng đất của sông nước, trừ những nơi ở cạnh các nhánh sông lớn như sông Tiền, sông Hậu, còn lại hầu hết dân số của đồng bằng đều sử dụng nước ngầm, kể cả ở vùng nước ngọt. Các chương trình nước ngọt ở xã cung cấp cho dân đa số lấy từ nước ngầm lên rồi phân phối theo đường ống tới từng nhà. Nước sông, kênh rạch ngày nay chủ yếu chỉ sử dụng cho sản xuất vì bị ô nhiễm.

Ngay từ năm 2016, Trung tâm Phòng chống thiên tai châu Á (Asian Disaster Preparedness Center - ADPC) tiến hành nghiên cứu lún tại tỉnh Cà Mau đã đưa ra cảnh báo việc khai thác nước ngầm là nguyên nhân chính gây mất đất đáng kể dọc bờ biển Cà Mau do lún. Kết quả nghiên cứu ước tính tốc độ lún có thể đạt từ 3-7 cm/năm và tổng độ lún có thể đạt trên 1 m trong vài thập kỷ tới. Ngay cả khi tốc độ hạ thấp mực nước ngầm trong tầng cát chứa nước ổn định ở mức hiện tại, lún sẽ tiếp tục xảy ra trong các lớp đất sét do cố kết. Ước tính có thể làm tăng tổng độ lún lên khoảng 100 cm chỉ do sự cố kết của các lớp đất sét, với sự hạ thấp mực nước ngầm của tầng cát chứa nước trong tương lai duy trì ở mức hiện tại. Nếu sự hạ thấp mực nước ngầm trong tầng cát chứa nước tiếp tục gia tăng, như quan sát những dữ liệu hiện tại, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Khi đất bị biến dạng do tác động của ngoại lực, các hạt đất sẽ ép chặt vào nhau liên quan đến kết cấu, thể tích, với tải trọng tác dụng và thời gian tác dụng của ngoại lực lên lớp đất. Các nhà khoa học đã cảnh báo việc sụt lún đất gây ra những hậu quả tai hại như suy giảm chất lượng và cạn kiệt trữ lượng tài nguyên nước dưới đất, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho cuộc sống người dân. Sự sụt lún đất đang diễn ra sẽ làm trầm trọng thêm sự gia tăng ngập lụt, gây ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống thủy lợi, xâm nhập mặn, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nhà cửa và các cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Phải giảm khai thác nước ngầm

Về giải pháp, cần thực hiện càng sớm càng tốt các biện pháp để giảm đáng kể việc khai thác nước ngầm đang diễn ra. Điều này, đòi hỏi phải tìm các biện pháp thay thế để cung cấp nước ngọt cho những vùng này. Các biện pháp thay thế có thể là sự kết hợp của các nhà máy lọc nước quy mô nhỏ và lớn sử dụng hệ thống nước sông Mê Kông làm nguồn cung cấp chính, các bể chứa quy mô vừa và nhỏ để thu gom và trữ nước mưa.

Để khắc phục tình trạng lún mặt đất do hạ thấp mực nước ngầm, cần điều chỉnh lại hệ thống cung cấp nước ngầm, giảm công suất khai thác của những nhà máy ở khu vực xảy ra tình trạng lún; cần áp dụng các biện pháp xử lý nền đất yếu. Khi quy hoạch, xây dựng cần lưu ý để đưa ra được giải pháp hợp lý trong việc xử lý cốt san nền, xây dựng hệ thống thoát nước tại những khu vực trũng. Muốn phục hồi nước sông sử dụng được, như cách đây 25 năm, phải giảm nguồn gây ô nhiễm, tức là bớt thâm canh 3 vụ, sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu... 

Khi khai thác nước ngầm, sử dụng bơm làm cho áp lực thủy tĩnh bị giảm đi, áp lực hiệu dụng tăng lên, thể tích kẽ hở trong đất bị ép chặt, cố kết vào nhau, gây ra lún.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo