xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sụt lún vẫn đang đe dọa ĐBSCL

Ca Linh

Ngày 12-11, tại TP Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo "Tham vấn về quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với chuyên đề: Nước - định hướng chiến lược cho vùng ĐBSCL".

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, ĐBSCL đang đối mặt với việc khai thác, sử dụng nước quá mức đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn vào sâu nội đồng. Đặc biệt, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang diễn ra nhanh hơn dự báo gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan, mất cân bằng sinh thái, sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập lụt ở các đô thị... Tổng lượng dòng chảy thượng nguồn về ĐBSCL trung bình 475 tỉ m3/năm, tổng lượng phù sa khoảng 150 triệu tấn/năm. Nhiều tác động từ việc các đập thủy điện xây dựng trên dòng Mê Kông đã làm "đảo lộn" hệ sinh thái vùng ĐBSCL. Năm 2001, các đập thủy điện tại thượng nguồn đã tích trữ nước với dung tích 15 tỉ m3, năm 2020 là 65 tỉ m3 và kế hoạch đến năm 2040 sẽ tích trữ dung tích 110 tỉ m3 tác động rất lớn đối với ĐBSCL về phù sa, nguồn nước, thủy sản. Ngoài ra, sự gia tăng diện tích sản xuất tại Lào, Thái Lan, Campuchia cũng gây áp lực về nguồn nước trong mùa khô cho ĐBSCL.

PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường ĐH Cần Thơ), nhận định: "Nước ở tầng nông đã bị cạn kiệt, ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, nước thải sinh hoạt. Các tầng chứa nước ở độ sâu khoảng 120 m bị khai thác nhưng khó được tái bổ cập bằng nguồn nước mặt, dẫn đến rủi ro cạn kiệt gây sụt lún. Hiện trạng tổng lượng nước ngầm khai thác trên 2 triệu m3/ngày được đánh giá là đang khai thác quá mức, có thể dẫn tới sụt lún ở ĐBSCL". ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL, cũng cảnh báo ĐBSCL đang lún rất nhanh, với tốc độ trung bình khoảng 1,1 cm/năm, có những nơi đến 2,5 cm/năm. Trong 25 năm qua, TP Cần Thơ nằm trong vùng đã sụt lún tích lũy khoảng 20 cm. Vì vậy, nếu so sánh thủy triều bây giờ bằng với thủy triều trước đây thì Cần Thơ vẫn ngập sâu hơn khoảng 20 cm do sụt lún.

ThS Nguyễn Hữu Thiện cho rằng về lâu dài, vấn đề sụt lún của toàn đồng bằng là đáng lo. Do đó, cần giảm sử dụng nước ngầm, vì càng khai thác nước ngầm thì ĐBSCL càng sụt lún. Thay vào đó, cần sử dụng nước sông nhưng để có nước sạch thì cần cải cách nền nông nghiệp để hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm xả thải ra sông ngòi... Ngoài ra, ThS Nguyễn Hữu Thiện khẳng định việc thay đổi nền nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về "Phát triển ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu" từ giảm số lượng, tăng chất lượng và giá trị sẽ giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ sông ngòi. Khi cư dân đồng bằng sử dụng được nước sông như trước đây thì họ sẽ giảm sử dụng nước ngầm, hạn chế tình trạng bị sụt lún đất.

Đồng tình, PGS-TS Lê Anh Tuấn nêu quan điểm: "Nghị quyết 120 tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên, lấy tài nguyên nước làm cốt lõi, là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển vùng. Bên cạnh tài nguyên nước ngọt, cần coi nước lợ, nước mặn cũng là nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế". 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo